Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Quả chùm bao dược liệu tìm dễ từ thiên nhiên

Thân mềm dạng dây leo, có lông mềm dài 1,5 mm, lá hình tim, mọc so le, có 3 thùy, hoa đơn độc 5 cánh màu trắng, già chuyển màu tím nhạt. Quả hình trứng, bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài), chín rất thơm, ăn được.
Tên khoa học là Passiflora foetida L, họ chùm gửi. Ngoài ra còn có các tên dân gian khác: , hồng tiên ( đỏ), dây nhãn lòng (long châu cầu), dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái), tây phiên liên. Gọi là chùm bao vì quả được bọc bởi một vỏ lưới. Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Những loài khác cũng được dùng như vị chùm bao là: chanh leo, tây (tím), trứng (vàng).
Chùm bao đặc trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Được chiết xuất hoạt chất chế tác dược phẩm an thần giúp chống stress dành cho giới lao động trí óc luôn căng thẳng thần kinh, dẫn đền hậu quả suy nhược tim mạch, cơ thể. Cách sử dụng
– Hái đọt non (cả lá, dây và quả) nấu canh với tôm, thịt, cá đồng giúp dễ ngủ, giúp chặn đứng hiệu quả nồng độ cholesterol tăng bất thường, ăn ngon miệng, ổn định tâm sinh lý.
– Nhân dân vẫn hay lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ.
– Cũng có thể thu hoạch chùm bao mọc hoang ở hàng rào, lùm bụi cây khắp đồng ruộng, vườn cây. Đem về phơi khô (cả rễ, dây, lá,
quả), thái dài 3 cm, sao khử thổ, tán nhuyễn thành dạng bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm (khoảng 5 kg/chùm bao), vò viên tròn cỡ ngón tay út. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên, liên tục trong 60-90 ngày trị mất ngủ.
– Trị stress dai dẳng, mệt mỏi cơ thể: 300 gr chùm bao tươi (cả lá, dây, quả), phơi 2 nắng (hoặc sao khử thổ vừa vàng) + 200 gr râu bắp vừa ngậm sữa (rửa sạch) + 100 gr rau má (sao khử thổ vừa héo), sắc chung với 500 ml nước có pha ¼ muỗng muối hạt, còn lại 200 ml nước, uống 2 lần/ngày trưa, tối. Liên tục 7 ngày sẽ an thần, chống stress.
– Người cao tuổi khó ngủ, thường đau nhức; phụ nữ hành kinh sớm hoặc phụ nữ sau mãn kinh dễ giận buồn có thể sử dụng đơn thuốc sau: 500 gr chùm bao (cả rễ, dây lá, quả non), 300 gr hoa thiên lý, 100 gr lá mướp đắng non. Tất cả sao khử thổ, tán nhuyễn dạng bột, cho thêm 50 gr đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Sau 10 ngày sẽ kết quả. Bệnh hạ huyết áp dùng đơn thuốc này cũng hiệu nghiệm.
– Bài thuốc an thần, có tác dụng trợ tim, ngủ được êm, dịu thần kinh: Hạt sen 12g, Lá tre 10g, Cỏ mọc 15g, Lá dâu 10g, Lạc tiên 20g, Vông nem 12g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 thang.
– Dạng dùng khác là cao lỏng có đường, được pha chế như sau: Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, nhân sen (liên tâm) 2,2g, đường 90g, nước vừa đủ 100ml, axít benzonic để bảo quản và cồn vừa đủ để hòa tan axít benzonic. Ngày dùng 2 – 4 thìa to, trẻ em 1 – 2 thìa cà phê. Uống trước khi đi ngủ làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa hồi hộp, bồn chồn.
– Trị ho: Ngày dùng 3-15g, dạng thuốc sắc.
– Chữa phù thũng, viêm mủ da, ghẻ lở, ngứa, loét ở chân: Dùng lá lạc tiên nấu nước tắm rửa và giã cành lá tươi để đắp.

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Cá chép vừa tẩm bổ vừa chữa bệnh

Trước thềm năm mới, người ta có tập tục tiễn ông táo về trời, “phương tiện giao thông” của quan táo là cá chép (CC). Mỗi 100g thịt tươi CC có chứa: 17,6g protid; 4,1g lipid; 25mg vitamin A; 0,09mg vitamin B2; 2,7mg vitamin PP; 1,27mg vitamin E; 33mg Mg; 2,08mg Zn; 15,38mg Se.
>>>>duoc lieu tu nhien
Về mặt dược học cổ truyền, Cá chép mang vị ngọt tính bình, chứa nhiều đạm và nhiều vitamin. Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ, khai vị kiện tỳ (lợi tiểu tiêu phù, thông sữa, tạo thèm ăn và bồi dưỡng hệ tiêu hóa). Bất kể ai có các chứng ứ nước trong cơ thể, tiêu chảy nước, bí tiểu, hoàng đản (vàng da) và thai nghén phù thũng đều có thể dùng. Đối với những người đàm nhiều ứ tắc, ho suyễn khó thở, thai động bất an, thiếu sữa sau khi sinh cũng có tác dụng điều trị nhất định. CC thích hợp hơn cho người luống tuổi, phụ nữ thai nghén hay “tẩm bổ” sau khi sinh, một số món ăn - bài thuốc trình bày như sau:

Phù thũng do bệnh tim, bệnh thận và rối loạn dinh dưỡng: CC 1 con khoảng 0,5kg, hành 6 cọng, bí đao 0,5kg. CC rửa sạch, bỏ nội tạng, giữ vẩy, cùng bí đao, hành cho vào nồi, thêm nước vừa đủ rồi hầm chín, nêm dầu ăn, muối (một ít) để gia vị. Chia 2 - 3 lần làm món ăn kèm trong ngày.
Suy nhược sau khi sinh: CC 1 con rửa sạch, hấp chín, lấy thịt, cùng gạo 200g, táo đỏ 50g, hạt sen 50g, bách hợp 50g, quả óc chó 50g, đương quy 4g, ninh cháo.
>>>>>tác dụng cây nở ngày đất
Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa: CC 1 con 0,5kg, tỏi 2 múi lớn, tiêu 10g, ớt 10g, vỏ quít 10g, sa nhân 10g, tất phác 10g, hành, muối, dầu ăn, mỗi thứ vừa đủ. CC bỏ vẩy và nội tạng, rửa sạch, nhét tỏi, hành, ớt, vỏ quít, sa nhân, tất phác vào bụng cá. Đổ dầu vào chảo, khi chiên nóng 8/10, cho cá vào chiên, rồi thêm nước để hầm, chờ đến khi nước đặc ngã màu trắng thì dùng. Ăn cá, uống canh lúc bụng đói.
Phù do thủy thũng: CC 1 con, giấm 50ml, nước tương 5ml, gừng và hành nhuyễn 5g, bột tiêu 8g, muối 4g, bột nêm 4g, ninh canh thì dùng.
Tiểu ít, phù mặt: CC 1 con khoảng 0,5kg, đậu đen 50g. CC bỏ vẩy và nội tạng, đậu đen nhét vào bụng cá khâu kín, dùng nước nấu đến cá chín, đậu nhừ, lấy nước cốt, uống liên tục bất kể thời gian (nhiều lần trong ngày).
Ho khạc khí suyễn: thịt CC 200g luộc chín, thái sợi, cho vào chén, thêm giấm trắng 40ml, tỏi băm 20g, ngò nhuyễn 30g, muối 2g, bột nêm 4g, dầu mè 5ml, trộn ăn.
Thai nghén phù thũng: CC vàng 1 con khoảng 0,5kg, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hột) 50g, xích tiểu đậu hầm chín, sau đó thêm vào CC đã bỏ vẩy và nội tạng, trộn đều, dùng lửa nhỏ nấu sôi vài dạo, ăn lúc ấm, mỗi ngày 1 lần, dùng liền vài ngày.
Tỳ vị hư hàn: thịt CC 200g thái lát, dùng bột năng thoa đều, bỏ trong món súp bắp, thêm gừng nhuyễn 8g, muối và bột nêm vừa đủ.
Phù chân do thiếu vitamin B1: CC 1 con khoảng 250g, xích tiểu đậu 60g, tỏi 2 củ, vỏ quít 5g, gừng tươi 50g, nấu canh, mỗi ngày 1 liều, dùng liền vài ngày.
Viêm thận mạn tính, phù thũng: CC 1 con khoảng 0,5kg, bỏ vảy và nội tạng, giấm 50ml, trà 30g, tất cả cùng cho vào nồi thêm nước hầm chín, một lần ăn sạch khi bụng đói, mỗi ngày 1 lần, ăn liền nhiều ngày.
>>>>>cay no ngay dat tri benh cam
Ho lâu ngày: CC 1 con khoảng 250g, xuyên bối mẫu tán nhuyễn 6g, nấu canh, ăn liền từ 1 - 3 tuần.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Đột phá mới trong phòng và điều trị ung thư máu

Ung thư máu là căn bệnh tế bào bạch cầu tăng đột biến tấn công tiêu diệt hồng cầu, tiểu cầu, khiến người tử vong vì thiếu máu
Một bệnh nhân tại Mỹ có tên là Jensen được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu. Đây là bệnh ung thư do sự sản sinh đột biến của các tế bào bạch cầu bất thường. Anh Jensen đã tham gia chương trình điều trị thử nghiệm tại Bệnh viện Đại học Pennsylvania
Trong nghiên cứu này các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania đã gỡ bỏ hàng tỷ tế bào T khỏi máu của bệnh nhân và tái lập chúng với một mẫu bị vô hiệu hóa của HIV trong phòng thí nghiệm. Những tế bào được biến đổi (gọi là tế bào CTL019) sau đó được phát triển trong phòng thí nghiệm và truyền lại vào bệnh nhân để nhận dạng, tiêu diệt các tế bào ác tính. Sau khi làm xong nhiệm vụ, các tế bào CTL019 sẽ ngủ yên trong cơ thể, đề phòng trường hợp ung thư xuất hiện trở lại. Có 30 bệnh nhân tham gia các nghiên cứu này, trong đó có 5 người lớn từ 26 – 60 tuổi và 25 trẻ em, thanh thiếu niên từ 5 – 22 tuổi. Sau 6 tháng điều trị, 23/30 bệnh nhân vẫn sống, 19 người đã thuyên giảm bệnh hoàn toàn và không cần đến các liệu pháp điều trị khác.
Đại diễn nhóm nghiên cứu cho biết việc điều trị đã “vượt quá mong đợi của họ”.  Mới đây cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã coi phương pháp điều trị tế bào T là một liệu pháp đột phá trong điều trị cũng như ngừa tái phát bệnh bạch cầu cấp tính ở người lớn và trẻ em. Nhóm nhà khoa học này sẽ sử dụng liệu pháp gen để điều trị các loại bệnh ung thư khác.
Thông tin bên lề
cay-an-xoa
Một số tài liệu Đông y đã ghi lại, cây an xoa có tác dụng mạnh trong phục hồi tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan, giải độc, kháng viêm giảm sưng tấy. Cây an xoa được phát hiện là bài thuốc chữa ung thư gan giai đoạn cuối cho một bệnh nhân ở Bình Phước

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Cách làm đẹp da nhờ cây cỏ thiên nhiên

Các cây cỏ từ thiên nhiên có tác dụng làm đẹp rất hữu hiệu, thân thiện với làn da. Kiên trì với cách làm đẹp da từ cây cỏ sau, bạn sẽ sớm sở hữu làn da đẹp mịn màng.
Làm mềm da với ngải cứu
lam-dep-da-03467 

Ngải cứu có tác dụng giữ ẩm, làm mềm da rất tốt. Đặc biệt vào mùa hanh khô, da bị bong tróc, ngải cứu chính là nguyên liệu giúp da lấy lại độ cân bằng nhanh nhất, cho bạn làn da căng mọng. Trong ngải cứu có một chất gọi là tannin, có tác dụng ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng bệnh viêm da khác. Ngải cứu còn có tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên da, đặc biệt với những người có da nhờn.
Cách làm: Giã nhuyễn lá ngải cứu tươi đã rửa sạch rồi đắp lên da mặt khoảng 15 phút nhằm kích thích tuần hoàn máu, thấm hút chất dầu từ da, đồng thời tạo độ ẩm. Ngoài ra, có thể lấy một nhúm lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào nước, đun sôi. Sau đó, dùng nước này để tắm, còn lá dùng để chà xát khắp bề mặt da. Đây là phương pháp giúp tẩy lớp tế bào chết, làm mềm vùng da sần sùi và chai sạn, giúp huyết mạch lưu thông và làm dịu vết thương.
Trị mụn nhanh với lá bạc hà
 lam-dep-da-03567
Lá bạc hà có tính kháng khuẩn cao nên đặc biệt tốt cho da bị mụn. Đồng thời lá bạc hà cũng có tác dụng làm mát da và làm sáng các vùng da bị sậm màu. Vì trong lá bạc hà có rất nhiều chất tự nhiên như calci, magie, sắt, đồng… và đặc biệt là menthol.  Đối với da nhờn, thì bạc hà còn có tác dụng làm da bớt bóng nhờn, săn chắc mà lại không bị khô da.
Cách làm: Lấy một nhúm lá bạc hà giã nát cùng vài hạt muối và một chút nước cam. Sau đó dùng bông thấm lên da trong khoảng 30 phút. Hoặc một cách khác là giã nát lá bạc hà rồi đun sôi trong nước, và dùng nước đó để xông mặt.
Nếu không dùng lá bạc hà, bạn có thể thay bằng tinh dầu bạc hà, nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào nước để xông hơi, xông mặt, hoặc nước tắm cũng sẽ có tác dụng tốt với các bạn bị mụn ở lưng, vai…
Xông mặt cho da hồng hào bằng lá sả
 lam-dep-da-0567
Sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Trong lá sả có tinh dầu, thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola. Vì vậy, khi ta vò lá sả thấy có một mùi thơm đặc biệt phảng phất mùi thơm của chanh.
Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể. Nấu nước lá sả để gội đầu sẽ giúp trơn tóc, sạch gầu và tránh bệnh về tóc.
Trên đây là một số biện pháp giúp bạn làm đẹp da với các nguyên liệu từ thiên nhiên. Tuy đảm bảo về độ an toàn cho làn da nhưng nhược điểm của cách làm đẹp này là đòi hỏi nhiều thời gian và hiệu quả chỉ mang tính tương đối. Để việc làm đẹp da đạt hiệu quả tối ưu trong thời gian nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được độ an toàn tuyệt đối, cách tốt nhất là bạn tìm đến các công nghệ làm đẹp hiện đại đã qua kiểm nghiệm của các tổ chức uy tín trên thế giới.

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Đông Trùng Hạ Thảo - Thảo được quý hiếm hơn nhân sâm

Đông Trùng Hạ Thảo (ĐTHT) là loại thảo dược quý giá nhất, xếp trên cả nhân sâm. Loại dược liệu này được các bậc vua chúa, vương giả thời xưa tin dùng vì nó có công dụng rất tốt với sức khỏe, vậy ĐTHT có thể chữa được những bệnh gì?
Đông trùng hạ thảo là một trong những vị thuốc Đông y có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ và bồi dưỡng cơ thể. Điều này đã được y học cổ truyền biết đến từ rất sớm. Theo các sách thuốc cổ, đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ấm, vào hai đường kinh thận và phế, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phế hư khái suyễn, thận suy dương nuy (liệt dương), di tinh, lưng gối đau mỏi…
Đông Trùng Hạ Thảo
Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như rối loạn tình dục, thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Gần đây các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn đến loại dược liệu đặc biệt vừa là cây, vừa là con này. Một số nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường công năng của tuyến thượng thận, cải thiện chức năng thận, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư và phóng xạ.
Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã nghiên cứu dùng đông trùng hạ thảo điều trị thành công khá nhiều chứng bệnh như rối loạn lipid máu (đạt hiệu quả 76,2%), viêm phế quản mạn tính và hen phế quản, viêm thận mạn tính và suy thận (đạt hiệu quả từ 44,4-70%), rối loạn nhịp tim (đạt hiệu quả 74,5%), tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính (đạt hiệu quả 70%), ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục (đạt hiệu quả từ 31,57-64,15%). đông trùng hạ thảo đã được dùng để điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương và đạt kết quả khá tốt.
Sử dụng đông trùng hạ thảo đúng cách và hợp lý sẽ giúp cải thiện sinh lực, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể luôn khỏe mạnh.