Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Dự án tìm dược liệu sạch Bio Trade

Qua gần 2 năm triển khai thực hiện từ 5/2012 đến nay, dự án thu được nhiều kết quả thiết thực góp phần trong công tác phát triển dược liệu tại Việt Nam.

Dự án BioTrade đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và chính quyền các địa phương thực hiện, cơ quan quản lý, các bộ ngành liên quan, các đơn vị nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt phát huy vai trò của doanh nghiệp sản xuất dược liệu như là một nhân tố tiên trong chuỗi giá trị. Việc thực hiện dự án BioTrade trong thời gian tới sẽ tạo ra một xung lực, sự cộng hưởng và đóng góp vào việc hình thành những yếu tố cần thiết tạo lập một thị trường mới, một cơ hội cho sự nghiệp đổi mới ngành dược liệu.

Ở chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương được đào tạo và hiểu rõ về các nguyên tắc trồng và thu hái cây dược liệu theo các tiêu chuẩn bền vững. Cẩm nang thực hiện quy trình. Hiện tại 3 chuỗi giá trị đã được thẩm định để có thể công bố áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP WHO), đó là: Đinh lăng, Diệp hạ châu và Dây thìa canh. Hai chuỗi giá trị còn lại sẽ hoàn thành nộp hồ sơ công bố GACP WHO lên Bộ Y tế trong năm nay.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Dự án BioTrade còn hỗ trợ các sản phẩm BioTrade cải thiện khả năng tiếp cận thị trường. Tại thị trường trong nước, một chiến lược truyền thông tới người tiêu dùng cũng được xây dựng và triển khai thực hiện nhằm giúp cho người tiêu dùng có khả năng nhận biết được các sản phẩm có chất lượng cao từ tự nhiên. Các doanh nghiệp cũng được hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành nguyên liệu tự nhiên quốc tế, qua đó có thể xây dựng mạng lưới xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của mình.

Triển khai thực hiện Sáng kiến BioTrade ở Việt Nam cũng là cơ hội cho sự phát triển hợp tác quốc tế vì nhiều tổ chức quốc tế như Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu Hà Lan (CBI), Chương trình Xúc tiến Nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO)…sẽ có sự phối hợp tham gia.

Nguyên tắc tìm dược liệu tự nhiên sạch

Thương mại Sinh học (hay còn gọi là BioTrade) là một khái niệm do Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development – UNCTAD) xây dựng và phát triển từ năm 1996. BioTrade được định nghĩa là “Các hoạt động thu hái, sản xuất và kinh doanh buôn bán các hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc từ Đa dạng Sinh học tự nhiên theo các tiêu chuẩn bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế.”

7 nguyên tắc của BioTrade
1 : Bảo tồn Đa dạng sinh học
2 : Sử dụng bền vững Đa dạng sinh học
3 : Chia sẻ công bằng các lợi ích từ khai thác và sử dụng Đa dạng sinh học
4 : Bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội
5 : Sự tuân thủ các quy chế quốc gia và quốc tế.
6 : Tôn trọng quyền của các bên tham gia các hoạt động BioTrade
7 : Minh bạch trong quyền sử dụng đất, tiếp cận kiến thức và tài nguyên tự nhiên.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Với thực trạng hiện nay của ngành nguyên liệu tự nhiên Việt Nam, chính phủ Thụy Sỹ thông qua Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) đã hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện dự án “Phát triển các hoạt động Thương mại Sinh học đối với các hợp chất tự nhiên - BioTrade”. Dự án được triển khai trong thời gian 3 năm (2012-2014),với ngân sách lên đến 1.000.000 USD và do tổ chức HELVETAS Swiss Intercooperation Vietnam chịu trách nhiệm thực hiện dự án cùng với đối tác triển khai trong nước là Viện Dược liệu (Bộ Y tế).

Đi tìm giải pháp nguồn dược liệu sạch tại Việt Nam
Mục tiêu tổng thể của dự án BioTrade là “Thúc đẩy Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nguyên liệu tự nhiên được quốc tế công nhận trong đó nguyên liệu tự nhiên được cung ứng, sản xuất và kinh doanh một cách bền vững theo Công ước quốc tế về Bảo tồn Đa dạng Sinh học (CBD) và các nguyên tắc của BioTrade”.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

4 loại cải 1 loại ớt tốt cho sức khỏe

Cải bó xôi
Cải bó xôi rất giàu kali có lợi cho huyết áp, bên cạnh đó nó cung cấp hàm lượng lớn vitamin A và C, chất folate tốt cho hệ thống miễn dịch, làm giảm mệt mỏi, rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Không chỉ thế cải bó xôi còn cung cấp canxi, magiê và mangan giúp xương khỏe mạnh và chất Lutein trong rau cũng giúp cải thiện sức khỏe cho mắt.

Ớt đỏ
Ớt chứa một lượng lớn vitamin C nhiều gấp đôi một trái cam, Nhưng hàm lượng vitamin C sẽ biến mất và lượng dinh dưỡng cũng giảm mạnh nếu nấu chín.
Ớt còn giúp chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch.

Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Cải bắp
Tốt nhất không nên vứt bỏ lớp lá già xanh đậm bên ngoài, chúng cung cấp lượng lớn vitamin C, beta carotene và lutein.
Bắp cải còn cung cấp canxi có lợi cho xương và răng. Ngoài ra, nó còn chứa isothiocyanates có ích trong việc phòng chống ung thư.

Cải xoăn
Với hàm lượng vitamin A, C và folate cao trong lá cải xoăn, giúp làm da khỏe mạnh và tốt cho máu, hệ thống miễn dịch.
Nấu chín rau cải xoăn sẽ làm mất đi 1/3 lượng vitamin C. Nếu muốn nấu chín, nên sử dụng càng ít nước càng tốt và nấu trong thời gian ngắn để duy trì dinh dưỡng.
Nên có một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm cả thức ăn sống và chín để cơ thể chúng ta có thể dễ dàng có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

3 loại thực phẩm chỉ tốt khi nấu chín

Cà chua
Mặc dù nhiều người tin rằng ăn cà chua sống sẽ tốt hơn khi ăn chín nhưng điều này lại hoàn toàn trái lại. Nên nấu chín cà chua để có thể tận dụng được tối đa lợi ích sức khỏe.
Khi nấu chín, cà chua giải phóng lycopene làm cho chúng ta hấp thụ dễ dàng hơn.
Chất lycopene, một sắc tố mang lại màu sắc đặc trưng cho trái cà chua có thể giúp chúng ta chống lại một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tim và thậm chí còn giúp bảo vệ làn da khỏi tia cực tím.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Xúp lơ xanh
Xúp lơ xanh được cho là một trong số thực phẩm có lợi có sức khỏe nhất, bởi vì nó có chứa sulforaphane - một hợp chất có khả năng chống lại ung thư, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng xúp lơ sống cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi hơn xúp lơ chín. Bởi vì quá trình nấu chín sẽ làm giảm lượng sulforaphane.
Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên trần qua nước sôi trước khi sử dụng là tốt nhất.

Cà rốt
Cà rốt chín cung cấp hàm lượng beta carotene nhiều hơn. Nó cần thiết nhằm thúc đẩy chức năng các hệ thống trong cơ thể, trao đổi chất sắt và miễn dịch.

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Người đang mang thai nên dùng dược liệu gì ?

Tía tô
Tía tô là loại rau gia vị phổ biến, quen thuộc, đồng thời cũng là một vị thuốc Đông y hữu hiệu. Nhiều người mới chỉ biết đến tác dụng giải cảm của tía tô, tuy nhiên đây cũng là một vị thuốc an thai, dưỡng thai hiệu quả. Tía tô sắc kết hợp với một số loại dược liệu khác có thể dùng để chữa chứng ốm nghén, buồn nôn; điều trị khi thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết; khi chị em bị nóng trong bụng, cồn cào, nước tiểu đỏ lượng ít, ăn uống kém, sưng đau lợi răng, táo bón, tiêu hóa không thông lợi (nhiệt thai); khi bị phù nề, tiểu ít, tê bì hai chi dưới; hoặc khi bị ho hen, nhiều đờm, khó thở. Tuy nhiên các bà bầu và gia đình cần chú ý tuyệt đối không sắc nước lá tía tô uống thường xuyên vì có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, mọi thang thuốc cần phải được sắc và uống theo chỉ định của thầy thuốc.

Gai vị
Gai (rễ) vị chính là củ gai, là phần rễ được phơi hoặc sấy khô của cây gai – loại cây có lá được sử dụng để làm món bánh gai nổi tiếng. Gai vị là một vị thuốc an thai phổ biến. Đối với trường hợp bị dọa sẩy thai, dùng 30gam rễ cây gai mới hái hoặc phơi khô sắc với 600ml nước, cô làm 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Chỉ 1-2 ngày là có kết quả, không nên kéo dài. Gai vị còn là vị thuốc lợi tiểu, trị chứng tiểu tiện, đại tiện ra máu, viêm tử cung, sa tử cung. Củ gai tươi cũng có tác dụng rất tốt cho người mẹ mang thai, có thể dùng cho người mang thai như một loại thực phẩm bổ dưỡng an thai bằng cách nấu với gà ác, móng giò, bồ câu... thành các món ăn bổ dưỡng hoặc luộc ăn, đun sắc nước để uống thay nước uống hàng ngày...

Ngải cứu
Ngải cứu cũng là một loại rau gia vị phổ biến có tác dụng tốt với phụ nữ mang thai. Từ xa xưa, ngải cứu được xem như là một vị thuốc quí, có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Ngải cứu có thể được ăn kèm với trứng hoặc sắc lấy nước uống. Ngoài tác dụng an thai, vị thuốc còn giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng, làm thuốc điều kinh hoặc hồi phục sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.

Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg

Dược liệu thiên nhiên có ích cho mẹ mang thai

Tục đoạn
Tục đoạn có tên gọi khác là sâm nam, là phần rễ phơi hay sấy khô của cây Tục đoạn, có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối và đặc biệt là vị thuốc hành huyết, chỉ huyết, giảm đau an thai, giảm nguy cơ động thai. Tục đoạn được sử dụng trong các bài thuốc phòng ngừa sẩy thai trong trường hợp hay đẻ non; chữa động thai, dọa sẩy thai khi thai được 2-3 tháng; Chữa kinh nguyệt quá nhiều, kinh màu nhạt; Chữa sữa không thông, ít sữa sau sinh. Thuốc có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, không độc.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg

Trần bì
Trần bì chính là vỏ quýt chín phơi khô. Theo Đông y, trần bì vị đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh tỳ, phế, có tác dụng điều hoà khí, tiêu đờm, ráo thấp, tiêu chất bị ứ đọng, làm mạnh tỳ, được dùng chữa các chứng tức ngực, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, ho có nhiều đờm. Đối với phụ nữ mang thai, trần bì có hai công dụng hữu hiệu là kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, và giúp giảm cảm giác buồn nôn do triệu chứng ốm nghén gây ra.

Sa nhân
Sa nhân là quả gần chín hoặc sấy khô của cây sa nhân, thuộc họ gừng. Đây là một loại thuốc giúp kích thích hệ tiêu hóa, thường được làm gia vị hoặc tạo mùi cho rượu. Sa nhân còn có tác dụng tốt đối với việc ngừng tiêu chảy – một triệu chứng thường gặp ở các bà bầu.
Đặc biệt, sa nhân có công năng hoạt khí, trừ thấp và an thai. Sa nhân được dùng phối hợp với bạch truật và tô cánh để chữa ốm nghén hoặc động thai. Mỗi ngày nên dùng 2-6 gram dạng thuốc sắc hoặc theo chỉ định của thầy thuốc.

3 dược liệu quý cho bà bầu

Thục địa
Thục địa là phần rễ của cây Địa Hoàng, được chế biến có màu đen, mềm. Đây là dược liệu thường được dùng để bổ thận, dưỡng âm, bổ máu. Bản thân thục địa thường có mặt trong các bài thuốc chữa các vấn đề sinh lý của phụ nữ như kinh nguyệt không đều hoặc thể trạng yếu như sắc da tái nhợt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thiếu máu. Sử dụng thục địa hợp lý có thể giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của thai phụ, giúp hết cảm giác mệt mỏi, đau lưng khi mang thai.

Hoài sơn
Hoài sơn chính là tên gọi của Củ mài, thường được dùng trong các món ăn, bánh trái. Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Thai phụ sử dụng hoài sơn có thể giúp bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm. Các bà bầu có thể sử dụng trực tiếp củ mài bằng cách nấu với gạo nếp thành cháo củ mài, giúp trị tiêu chảy, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón. Củ mài cũng có thể được thái lát, phơi khô và tán thành bột để sử dụng kết hợp các loại dược liệu khác, sắc uống theo chỉ định của thầy thuốc.

Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg

Hương phụ
Hương phụ là phần thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Củ gấu, có vị cay hơi đắng, vị ngọt, tính bình. Thuốc có tác dụng ức chế tử cung, thường được dùng làm thuốc điều kinh, trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, rong huyết. Đối với phụ nữ mang thai, hương phụ đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm đau, nhất là đau bụng nôn mửa hoặc đau bụng đi ngoài. Ngoài ra còn hỗ trợ làm giảm tình trạng tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng. Hương phụ có thể được dùng riêng hoặc kết hợp với Ích mẫu.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Da khỏe và đẹp trong mùa hè nhờ thực phẩm tự nhiên

Việc bổ sung thực phẩm đúng cách, thực phẩm lành mạnh sẽ giúp bạn có là da đẹp và khỏe hơn cho dù thời tiết có nóng bức đi nữa
Da khỏe và đẹp trong mùa hè nhờ thực phẩm tự nhiên
Trà xanh. Trong trà xanh có chất chống oxy hóa là chất rất quan trọng trong việc loại bỏ tế bào chết và tái tạo bất kỳ thiệt hại nào đối với da. Ngoài ra, trà xanh cũng chứa vitamin C, vừa có tác dụng làm mát cơ thể, lại tốt cho việc đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể qua da.
da dep va khoe hon nho thuc pham tu nhien
Cá. Cá hồi và nhiều loại cá khác đều có hàm lượng EPA & DHA cao nên có tác dụng giảm viêm, đặc biệt là viêm da. Viêm da được coi là nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng các vấn đề về da, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa hè, da dễ bị nhiễm trùng và lâu khỏi.
Dưa chuột. Dưa chuột có chứa vitamin C và axit caffeic có thể chống lại các nếp nhăn và ánh nắng mặt trời, nhất là ánh nắng mặt trời gay gắt vào mùa hè.
Cà rốt. Cà rốt có chứa vitamin A & B. Vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì các tế bào khỏe mạnh. Các loại vitamin B giúp cho cơ thể săn chắc, trẻ lâu và làm sáng da…
Hạt bí ngô. Hạt bí ngô đứng đầu danh sách các thực phẩm chữa nhiều kẽm. Đây là một thành phần khoáng chất quan trọng của làn da khỏe mạnh. Kẽm còn đặc biệt quan trọng đối với những người bị mụn trứng cá.
Khoai lang. Khoai lang và các loại ngũ cốc khác có công dụng giúp làn da láng mịn, bớt khô nhờ thành phần protit keo và các hoạt chất khác. Những thành phần này có thể làm cho cơ tế bào hoạt động mạnh, tăng tốc độ trao đổi chất. Ngoài ra, khoai lang còn giúp khỏe dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, chống táo bón.
Thông tin bên lề
xao-tam-phan-xat-lat-1
Giá: 1.500.000 VND/kg
Thần dược xáo tam phân là dược liệu được phát hiện vào năm 2012 với những tác dụng rất tuyệt vời, cụ thể dược liệu xáo tam phân đã cứu sống một bệnh nhân xơ gan cổ trướng giai đoạn  cuối. Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về xáo tam phân và những tác dụng của xáo tam phân cũng được làm sáng tỏ.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Đinh lăng lâu năm và những tác dụng tuyệt vời

Rễ đinh lăng càng lâu năm thì giá trị dược liệu của nó càng cao, dược liệu này có tác dụng gần giống với sâm, ít độc tố, an toàn khi sử dụng
Dân gian thường dùng lá đinh lăng làm gỏi cá, do đó nó còn được gọi là cây gỏi cá. Đinh lăng có thân nhẵn, không có gai, thường cao, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Quả dẹt dài 3-4 mm, dày 1 mm có vòi.
Chuyên gia y học cổ truyền cho biết đinh lăng là dược liệu phổ biến, trong đinh lăng có các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B, các axit amin trong đó có lyzin, xystei và methionin là những axit amin không thể thay thế.
Một nghiên cứu của học viện Quân y cho biết đinh lăng cho thấy nước sắc từ rễ có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Trong Đông y, đinh lăng ít độc, thậm chí còn lành hơn so với nhân sâm, ngũ gia bì. Bởi thế mà nhiều người săn lùng để ngâm rượu.
Cây đinh lăng còn có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược. Cụ thể, viên bột rễ cây làm tăng sức chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong khi tập luyện.
Trong dân gian, đinh lăng được dùng để chữa ho, thông tiểu, lợi sữa, kiết lỵ nặng. Tại Ấn Độ, cây có tác dụng hạ sốt, làm săn da.
Theo lời khuyên của chuyên gia thì cây đinh lăng có những tác dụng, đó là điều đã được chứng minh, thế nhưng nếu dùng ở lượng lớn thì có thể gây hại cho gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, dẫn đến tiêu chảy, mệt mỏi, kém ăn, sụt cân.
Thông tin bên lề
ba-kich-tuoi
Ba kích là dược liệu quý, theo Đông y ba kích có vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận, với những tác dụng nổi bật như bổ thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp. Ngoài ra ba kích còn có tác dụng ổn định huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm.