Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Thiếu dinh dưỡng gây lão hóa sớm và đột biến gen

Mặc dù chất lượng cuộc sống ngày càng cao nhưng việc bổ sung dinh dưỡng không đúng cách dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng gây những hậu quả nghiêm trọng
Một trong những hậu quả đó là đột biến gen và lão hóa sớm.
Trong cơ thể người thì DNA (Deoxyribonucleic acid) được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa những thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính riêng biệt của mỗi người. Một đoạn DNA mang thông tin di truyền còn được gọi là gen. Theo di truyền học, DNA của một cơ thể thừa hưởng một nửa từ bố và một nửa từ mẹ.Trong quá trình sinh sản phân tử DNA được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.
Đột biến gen được hiểu là hậu quả của những rối loạn, sai sót trong quá trình nhân đôi. Khi DNA có rối loạn trong sao chép, nó tạo ra các tế bào có cấu trúc bị đột biến. Các gen đột biến này có thể tích tụ trong các tế bào của bộ não hay các tế bào cơ và gây ra lão hóa. Yếu tố luôn đi kèm lão hóa là bệnh tật.
thieu dinh duong gay loa hoa som dot bien gen
Nguyên nhân gây đột biến có thể là bện trong và bên ngoài cơ thể. Những nguyên nhân từ bên ngoài được nhắc đến nhiều nhất là bức xạ. Bức xạ hạt nhân là nguyên nhân gây đột biến DNA đã được ghi nhận. Các loại đột biến tự thân cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là các phản ứng ôxy hoặc các gốc tự do.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra tổn thương DNA dẫn tới đột biến. Khi các yếu tố dinh dưỡng cần thiết bị thiếu sẽ đem đến kết quả xấu trong quá trình sao chép và số lượng tế bào đột biến càng tăng.
Khi cơ thể bị thiếu bất kỳ một chất dinh dưỡng nào, như axit folic, vitamin B6, niacin, vitamin B12, vitamin C, vitamin E, sắt, kẽm…dẫn đến các phản ứng khác lạ trong cơ thể, lúc này DNA có thể bị biến đổi và đứt gãy các sợi đơn, sợi đôi hoặc cả hai giống như khi DNA bị ảnh hưởng bởi bức xạ.
Ngay cả khi bạn ăn sống nhiều loại thực phẩm để tận dụng tối đa các vi chất thì bạn cũng không cung cấp đủ hơn 40 vi chất dinh dưỡng cần thiết cho DNA. Việc kiểm tra và đo lượng vi chất dinh dưỡng nên được thực hiện ít nhất hai năm một lần để bổ sung kịp thời các vi lượng, đảm bảo cho sức khỏe và nòi giống của bạn.
Thông tin hữu ích
nam lim xanh
Nấm lim xanh là bài thuốc quý bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh gan, tiểu đường, gút, ung thư…Nấm lim xanh hiện nay được sử dụng khá rộng rãi và cho tới nay chưa có bất cứ trường hợp nào phản ánh rằng sau khi uống nước sắc từ nấm lim xanh bị ngộ độc. Tuy nhiên không có nghĩa là muốn dùng nấm lim xanh như thế nào cũng được phải dùng đúng cách mới có hiệu quả cao.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Bông ổi: Chữa băng huyết sau khi sinh

Ổi tên khoa học là Psidium guajava L., trong dân gian còn gọi là phan thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử. Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc.
>>>>>duoc lieu tu nhien
Về thành phần hóa học, quả và lá đều chứa beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá còn có voltatile oil, eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccharide như fructose, xylose, glucose, rhamnose, galactose...; rễ có chứa arjunolic acid; vỏ rễ chứa tanin và organic acid. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng.
Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng; các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết... Dưới đây, xin giới thiệu một số cách dùng cụ thể.
Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính:
Lá ổi non, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống.
Cửu lỵ: Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống; hoặc lá ổi tươi 30-60g sắc uống.
Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.
Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: trẻ từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.
Tiêu chảy:
Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước còn 100ml, trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1lần; người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần.
- Với tiêu chảy do lạnh dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 19g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, giềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g, và hoắc hương 18g, sắc uống.
- Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt) dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 8 phần, bột gạch non 2 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần.
>>>>quà tặng tết 2015
- Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.
- Với trẻ đi lỏng dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.
Băng huyết: Quả ổi sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với nước ấm.
Tiểu đường: Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần hằng ngày; mỗi ngày ăn vài quả ổi (chừng 200g); hoặc lá ổi khô 15-30g, sắc uống hằng ngày.
Đau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.
Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, tất cả giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
Bắp chuối: Rễ cây ổi, gừng tươi, đường phèn lượng vừa đủ, tất cả giã nát rồi đắp vào nơi bị bệnh.
Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.
Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g, sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.
Điều cần lưu ý là, với những người đang bị táo bón hoặc bị tả lỵ có tích trệ thì không nên dùng các bài thuốc chế từ những bộ phận của cây ổi.
>>>>quà tặng tết cho bố mẹ

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

CâY Tùng Lam - Nguồn Dược Liệu Mới Chống Ung Thư

Các nhà khoa học Ý vừa phát hiện một vũ khí mới đầy hứa hẹn trong cuộc chiến chống ung thư: cây tùng lam, loài cây mọc nhiều ở khu vực Đông Nam Á.
>>>>duoc lieu tu nhien

Theo các nhà nghiên cứu tại Viện thí nghiệm cây công nghiệp ở Bologna (Ý), trong cây tùng lam - có tên khoa học là Isatis tinctoria - có chứa một lượng lớn glucobrassicin (GBS), một chất có khả năng chống ung thư và hiện được sử dụng như nguồn dược liệu chính để điều chế các hợp chất cần thiết trong một số loại thuốc chữa ung thư hiện nay.

Chất này cũng có mặt ở cây bông cải xanh, cải bắp và các cây thuộc họ Brassicaceae. Tuy nhiên, “tùng lam có thể sản sinh ra nhiều glucobrassicin hơn bông cải xanh đến 60 lần, và ở một dạng nguyên chất hơn”, nhà nghiên cứu Stefania Galletti cho biết.
  • cay-co-mau

Tùng lam cũng là một cây thuộc họ Brassicaceae. Từ hàng ngàn năm trước, nó đã được dùng làm chất nhuộm. Trong thế kỷ qua, nó ít được dùng làm chất nhuộm hơn bởi sự có mặt của cây chàm.

Các nhà khoa học tin rằng phát hiện này sẽ mở ra một nguồn dược liệu mới dùng để điều chế các loại thuốc giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

TƯỜNG VY (Theo Xinhua, New Scientist)

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Bồi bổ sức khỏe bằng mè đen

Vị thuốc Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma.  
Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy. Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận.
Mè đen giúp đen tóc sáng da
Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ  vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn.
Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ.
Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”:
Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcKiêng kỵ
Âm suy, cơ thể khô ráo.
Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcĐơn thuốc kinh nghiệm
1-  Đơn giản nhất là món Cháo mè đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư. Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư  với lý do:
·Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý.
·Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng
·Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm.Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch.
·Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bón cả gốc lẫn ngọn. (xemgiải thích ở đoạn dưới)
2- Chè mè đen gồm mè đen, bột sắn dây, đường. Bài này bổ âm, giải nhiệt.
3- Tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng. Đây là bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu. Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội = đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…). Táo bón có nhiều nguyên nhân:
·Thực phẩm thiếu chất xơ
·Gan tiết ít mật
·Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp.
· Không có thói quen đi cầu hàng ngày
Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn. Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm và tân dịch. Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế:
·Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch
·Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận.
·Dầu vừng làm tăng tiết mật.
·Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng.
·Bài này trị bệnh táo bón cả gốc lẫn ngọn.
Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp,nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại..đó là những chứng do âm hư và can thận hư.
4- Cháo mè-khoai mỡ làm giảm cholesterol và ngưà xơ động mạch với cơ chế sau đây:
·Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân.
·Mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết.
·Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy. Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm.
4- Tăng tiết mật, ngưà sỏi mật.
* Dầu mè làm tăng tiết mật.
·Licithin  cuả vừng bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật.
·Chúng ta biết rằng một trong các nguyên nhân chính gây sỏi thận do cholesterol trong mật quá mức bão hoà nên kết tinh. Lecithin cuả vừng giúp nhũ hoá cholesterol nên không tạo sỏi. Dđồng thời vừng làm tăng tiết mật nên có khả năng đẩy sỏi nhỏ vào ruột.
4- Món ăn-bài thuốc lợi sữa. Mè đen rang cho vào canh mướp.Cả hai vị đều lợi sữa. Mè đen làm tăng khẩu vị món canh mướp.
5- Dầu mè trị viêm nướu răng. Thành phần không xà phòng hoá trong dầu mè có khả năng chống viêm nha chu.
6- Bổ xương và trị thoái hoá khớp.
-  Vừng có liên quan gì đến xương đâu mà bảo bổ xương ?
- 100g vừng có 1257mg calci và 3,1mg mangan. Trên lý thuyết là vừng có nhiều calci hơn các thực phẩm thực vật khác. Tuy nhiên ít ai ăn 100g vừng cho nên bảo vừng bổ xương có quá đáng không ?
- Mè den bổ thận mà thận chủ cốt tuỷ cho nên bảo thận bổ xương cũng không sai.
- Có người cho rằng vừng chống thoái hoá khớp là điều cần xét lại.
- Khớp xương tiếp nối hai đầu xương. Khớp gồm một màng bao bọc quanh đầu xương, sụn mềm và chất nhầy. Thoái hoá khớp có thể do mô sụn bị mài mòn mà không tái tạo, cũng có thể do thiếu chất nhày. Thoái hoá khớp có những biểu hiện: đau tại khớp, sưng, hoạt động khó khăn, cứng khớp vào buổi sáng  khi mới ngủ dậy. Thoái hoá khớp liên quan đếns ự lão hoá, do giảm tốc độ sinh chondrocyte và giảm chất nhầy.
- Thảo nào các cụ bảo nhau: hết nhớt, khô nhớt rồi !
- Vừng cải thiện sự thoái hoá khớp với cơ chế:
Chống lão hoá.Mangan cuả vừng tham gia cấu trúc enzym super oxyd dismuthase (SOD), một enzym quan trọng trong quá trình oxyd hoá. Bên cạnh đó, selenium là co-enzym cuả glutathion peroxydase cũng phong toả gốc tự do, chống lão hoá.
·Mangan còn tham gia tái tạo khung sụn.
·Protein và lipid cuả vừng cung cấp nguyên liệu tổng hợp chondroitin cho dịch khớp.
·Vừng đen đi vào thận nên bổ ích xương tủy.
7- Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận) gồm:Hồ ma nhân, Hạnh nhân, Hậu phác, Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược. Bài này nhuận trường thông tiện. Trị táo bón kéo dài, táo bón do lão suy
  Giải phương như sau:
·Hồ ma nhân: nhuận tràng, thông tiện.
·Hạnh nhân: giáng khí nhuận tràng.
·Thược dược dưỡng âm hoà can.
·Chỉ thực tán kết.
·Hậu phác tiêu thực
·Đại hoàng thông hạ. Bài này dùng ít Đại hoàng.
Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcBào chế
Để làm muối vừng, cần rang nóng cho thơm rồi gĩa vỡ hạt vừng, dầu vừng ứa ra sẽ thơm ngon hơn, tuy nhiên ca dao lại có câu:
Vò thì vò đỗ vò vừng,
Như đây với đó xin đừng vò nhau.
100mg Vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho,  620mg kali, 1257mg calci, 347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra còn có lecithin, phytin, cholin.
Đông y dùng Vừng đen làm thuốc.
Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcThành phần hóa học
100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.
Dầu vừng làm từ vừng trắng ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.