Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Uống trà giúp ngăn ngừa ung thư nội mạc tử cung

Thói quen uống trà có thể giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh ung thư nội mạc tử cung quái ác. Các uống trà đúng cách để mang lại hiệu quả nhất
U nội mạc tử cung là loại ung thư gây tử vong phổ biến thứ năm ở phụ nữ. Giống như nhiều loại ung thư khác, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Dù vậy bằng cách hấp thụ flavonoid có nhiều trong trà, bạn có khả năng ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Các chuyên gia vẫn chưa nắm bắt được cơ chế chính xác flavonoid ngăn ngừa ung thư. Theo giáo sư Aedin Cassidy đến từ Đại học East Anglia: Flavonoids là chất chống viêm mạnh. Khi đi vào cơ thể, flavonoids có thể dễ dàng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Các nhà khoa học khuyến khích chị em uống trà nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Ung thư nội mạc tử cung đặc biệt nguy hiểm bởi nó ít có dấu hiệu đặc trưng để nhận biết sớm. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân chỉ đạt 44%.
phu nu uong tra giup ngan ngua ung thu noi mac tu cung
Các nhà khoa học khuyến khích chị em uống trà nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Ung thư nội mạc tử cung đặc biệt nguy hiểm bởi nó ít có dấu hiệu đặc trưng để nhận biết sớm. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân chỉ đạt 44%.
Bên cạnh đó, chất nhu còn làm giảm khả năng hấp thụ sắt, vitaminh B1 trong cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1.
Không uống trà ngay sau bữa ăn. Khi xuống dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước trà cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, hãy uống trà sau khi ăn khoảng 30 phút.
Không uống lúc đói. Các nhà khoa học cảnh báo, không nên uống trà trong lúc đói bởi nó khiến bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…
Không uống trà quá nóng. Việc uống trà quá nóng dễ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Iran phát hiện việc thưởng trà ở nhiệt độ trên 70 độ C làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn tám lần so với việc uống trà ấm ở mức nhiệt dưới 65 độ C.
Rất có thể, việc lặp đi lặp lại một nhiệt độ cao ở niêm mạc cổ họng đã tạo cơ hội cho các tế bào ung thư sinh sôi, phát triển.
Thông tin bên lề
nam lim xanh
Một lời khuyên khi mua nấm lim xanh là bạn nên chọn mua Nấm còn nguyên cây, nguyên mũ. Sau đó là xét tới hình thức, Nấm tự nhiên có hình thức xù xì, kích cỡ sẽ không đều (Do người đi rừng gặp gì hái nấy, có lớn, có nhỏ, tai nấm to/nhỏ, chân nấm dài/ngắn, nấm già nấm non… ). Ưu điểm của loại nấm tự nhiên này là có mùi, vị đậm đà, vị thuốc tốt hơn.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Tác dụng tuyệt vời của giá đỗ xanh

Giá đỗ xanh là thực phẩm khá quen thuộc, nó được coi là rau sạch và có nhiều tác dụng như giảm cân, làm đẹp da, chống lão hóa…
Xét về thành phần dinh dưỡng, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3g glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, đặc biệt rất giàu vitamin E với hàm lượng 15 – 25mg và cung cấp 44 calo.
Giá đỗ xanh là thực phẩm có thể ăn sống, dầm giấm, muối dưa, luộc, xào và phối hợp với nguyên liệu khác để chế biến các món ăn.
nhung tac dung cua gia dau xanh
Về mặt dược liệu, giá đỗ xanh có vị ngọt, nhạt, hăng, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực. Dược liệu thường được dùng dưới dạng tươi sống hoặc muối chua. Những người hiếm con (cả nam lẫn nữ) và phụ nữ dễ bị sẩy thai, hàng ngày nên ăn nhiều giá sống sẽ rất tốt. Bởi trong giá chứa nhiều vitamin E, cần thiết cho cơ thể, trong trường hợp thiểu năng sinh dục và khó sinh đẻ. Phụ nữ ít sữa sau khi đẻ, ăn giá sống cũng làm tăng tiết sữa. Giá đỗ xanh còn có tác dụng bảo vệ tế bào, làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Khi bị ho có đờm, khô cổ, khản tiếng, háo khát, lấy giá sống trộn với ít muối, ép lấy nước, ngậm làm nhiều lần trong ngày. Để chữa ngộ độc thức ăn và kim loại, chứng bí đái, say rượu, uống nước ép giá sống pha thêm đường.
Theo y học hiện đại, giá đỗ xanh còn có tác dụng chống nhăn, chống khô da mặt. Vitamin E trong giá có tác dụng hấp thụ tia tử ngoại chống lão suy, tẩy sạch các chấm đen trên da mặt. Mới đây các nhà khoa học còn phát hiện tác dụng chống ung thư vú của giá đỗ xanh
Thông tin bên lề
hat-chum-ngay
Giá: 1.000.000 VND/ kg
Hạt chùm ngây có tác dụng chống viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy-hóa, hỗ trợ trị tiểu đường, bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Hạt chùm ngây còn có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Rễ thanh uyển dược liệu trị hen phế quản

Trong Đông y, thanh uyển là dược liệu có vị đắng, không độc, tính ôn, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, hạ khí, chữa ho, hen suyễn, viêm họng…
Thanh uyển là dược liệu thuộc họ cúc, còn có một số tên gọi khác trong dân gian như tử uyển, dã ngưu bàng, nó thuộc loại thân có, sống lâu năm, được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn…Có thể thu hái quanh năm, bộ phận dùng làm dược liệu là rễ.
Một số bài thuốc hay từ rễ thanh uyển
Chữa lao phổi: thanh uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa hen phế quản: thanh uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g. Sắc uống trong ngày.
Chữa suy nhược cơ thể do phế hư: thanh uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đảng sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày.
Chữa ho, hen có đờm khò khè: thanh uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: thanh uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bốn mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục: thanh uyển 8g, bách bộ 8g, rễ quả lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g. Sắc uống trong ngày.
Thông tin bên lề
cay-no-ngay-dat-kho
Giá: 220.000 VND /kg
Cây nở ngày đất gần đây được nhắc đến nhiều bởi công dụng trị bệnh gout. Cây nở ngày đất có tác dụng rất tốt cho khớp, tăng cường sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Tác dụng chữa bệnh của cây cối xay

Cây cối xay được dùng là dược liệu trị cảm mạo phong nhiệt, sốt, đau đầu, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng,…
Cây cối xay còn có những tên gọi trong dân gian như cây đằng xay, nhĩ hương thảo, quỳnh ma…Cối xay là loại cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào, nương rẫy. Toàn thân và các bộ phận của cây có lông mềm, lá mọc so le, mép lá có khía răng, hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau trông giống như cái cối xay. Mỗi lá noãn chứa 3 hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt. Mùa hoa vào tháng 2 – 4, mùa quả vào tháng 4 – 6.
Tác dụng chữa bệnh của cây cối xay
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Rễ cối xay 200g, sắc đặc, uống 1 chén thuốc (bằng chén trà), còn lại thừa lúc nóng xông hậu môn, khi nước còn ấm thì dùng rửa, ngày xông rửa 5-6 lần.
Trị mề đay do dị ứng: Toàn cây cối xay 30g, thịt lợn nạc 100g, hầm chín, ăn thịt lợn và uống nước thuốc. Dùng 7 – 10 ngày.
Trị cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: Cây cối xay 12 – 16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Hoặc: Lá cối xay 20g, chỉ thiên 20g, bạc hà 10g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 lát, sắc nước uống trong ngày. Dùng 3-5 ngày.
Chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt do thấp nhiệt: Cây cối xay 30g, bông mã đề 20g, rễ tranh 20g, râu ngô 12g, cỏ mần trầu 8g, rau má 12g, nấu với 650ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Dùng 10 ngày.
Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Lá cối xay khô 5g, rễ cây xấu hổ 5g, rau muống biển 3g, rễ cỏ xước 3g, lá lạc tiên 3g, lá lốt 3g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, hãm nước uống thay trà trong ngày. Dùng liên tục 1 tháng.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.
Thông tin bên lề
bong-atiso-kho
Giá: 400.000 VND /kg
Hoa atiso có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, lợi gan mật, tốt cho hệ tiêu hoá, giảm cholesterol, giảm lượng đường máu, chống viêm, vì giải độc gan tốt nên rất tốt cho cho việc chăm sóc da, ngăn ngừa mụn, trị nám, an thần ngủ tốt.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Mối nguy hại khi dùng iPad, điện thoại nhiều giờ

Công nghệ ngày càng phát triển, những sản phẩm như điện thoại, iPad ngày phổ biến, thế nhưng việc dùng điện thoại hay iPad nhiều giờ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại
Một tác hại khi dùng điện thoại, ipad mà không phải ai cũng biết, đó là việc cúi đầu 60 độ tạo một áp lực khoảng 27 kg lên các đốt sống cổ. Các chuyên gia cũng cảnh báo một trong những tác hại khi sử dụng tablet là chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cổ của người dùng.
dung may tinh bang nhieu gio
Các nhà khoa học cho biết việc sử dụng máy tính để bàn, các thiết bị như iPad khiến cơ cổ của chúng ta chịu căng thẳng gấp ba lần cùng với nhiều nguy hại cho sức khỏe. Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc cúi đầu 60 độ để nhìn vào màn hình điện thoại tạo một áp lực khoảng 27 kg lên các đốt sống cổ, một phần cột sống phía trên của vai. Trọng lượng này tương đơng với hơn bốn hòn đá nặng hay một đứa trẻ 7 tuổi. Đây là một tác hại khi dùng điện thoại, ipad và nhiều thiết bị điện tử khác.
Việc sử dụng máy tính bảng trong thời gian dài không hề lý tưởng, nhất là khi bạn sử dụng trên mặt phẳng hay trên đùi. Điều đó có nghĩa là cơ cổ của bạn sẽ bị kéo căng nếu đầu của bạn phải cúi, hướng xuống ngực.
Theo đó, việc làm mất “đường cong tự nhiên” của cột sống từ cổ dẫn đến gia tăng căng thẳng trên ở các khớp cổ, dẫn đến đau mỏi cơ. Những căng thẳng ấy có thể dẫn đến hao đầu, chảy nước mắt, thoái hóa và có nguy cơ phải tiến hành phẫu thuật.
Mỗi cá nhân cần chú ý sử dụng thiết bị đúng tư thế và tránh dành quá nhiều thời gian trong ngày vào việc sử dụng chúng. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên ngồi thẳng người khi sử dụng các thiết bị như iPad, tablet hay điện thoại để máu và oxy lưu thông khắp cơ thể giúp tiêu hóa tốt, cải thiện sức khỏe.
Thông tin bên lề
cay an xoa
Giá: 180.000 VND /kg
Người bệnh gan chia sẻ sau khi dùng cây an xoa trong thời gian ngắn, những triệu chứng vàng da, chướng bụng, viêm đau ở gan… đã không còn, lượng mỡ trong gan cũng giảm đáng kể khi tiến hành xét nghiệm, có thể ăn uống sinh hoạt như người khỏe mạnh bình thường.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Thức uống phòng và trị bệnh trong mùa lạnh

Khi thời tiết lạnh, bạn có thể dùng những thức uống được làm từ thảo dược có thể giúp tăng cường sức khỏe, phòng và trị bệnh
Nước quế chi: Dùng Quế chi 10g, bạch thược 10g, gừng tươi 10g, đại táo 5 quả, đường đỏ 30g. Rửa sạch các vị trên cho vào nồi đổ 500ml nước nấu sôi trong 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ khuấy tan, uống nóng. Công dụng: Trị bệnh ngoại cảm phong hàn, đau đầu, sốt, ra mồ hôi, thở khò khè, nôn khan. Dùng liên tục trong 5 ngày.
Nước hoắc hương, gừng tươi: Hoắc hương 50g, đường đỏ 20g, gừng tươi 15g. Hoắc hương rửa sạch thái ngắn, gừng tươi rửa sạch thái mỏng. Cho hoắc hương và gừng tươi vào cùng và đổ 300ml nước đun sôi 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ vào khuấy tan, uống nóng. Công dụng: Giải biểu, hòa vị, dứt nôn, thích ứng với chứng phát nhiệt, sợ lạnh, buồn nôn, khắp người khó chịu. Uống liền 3 – 5 ngày.
Nước rau mùi, củ cải, hành tươi: Rau mùi 30g, hành củ tươi 5 củ, củ cải trắng 1 củ. Rau mùi thái ngắn, hành củ thái nhỏ, củ cải thái miếng. Cho tất cả vào nồi, đổ 500ml nước đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng. Uống liền 3 – 5 ngày.
Nước nho, gừng: Nho tươi 100g, gừng tươi 30g, chè xanh 10g, mật ong 20g. Nho rửa sạch xay nhuyễn vắt lấy nước, gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước, chè xanh rửa sạch pha hãm với nước sôi chắt lấy nước. Sau đó đổ lẫn nước nho, nước gừng, nước chè xanh, mật ong rồi khuấy đều uống lúc nóng. Chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 – 5 ngày. Công dụng: Chữa phong hàn, trị ho.
Nước nhân hạt bí đao, đường đỏ: Nhân hạt bí đao 20g, đường đỏ 30g. Nhân hạt bí đao rửa sạch giã nát, rồi trộn nhân hạt bí đao này với đường đỏ. Khi sử dụng cho vào hãm với 300ml nước sôi rồi chắt lấy nước uống khi còn nóng. Ngày uống 2 lần, cần uống 5 – 7 ngày liền. Công dụng: Chữa ho, viêm họng, nhuận phổi.
Cháo gừng hành: Gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối 5g. Cho gạo nấu thành cháo nhừ, gừng thái hạt nhỏ, hành cắt khúc ngắn. Cháo chín nhừ cho hành, gừng đã thái nhỏ khuấy đều mang ra ăn nóng. Công dụng: Giải biểu, hòa vị, hết nôn, thích hợp dùng cho người đau đầu, sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, tâm phiền, buồn nôn.
Thông tin bên lề
cay-no-ngay-dat-kho
Giá: 220.000 VND/kg
Cây Nở Ngày Đất điều trị bệnh gút, bệnh xương khớp, theo ý kiến của người sử dụng cũng như các lang y thì cây này giúp giảm cơn đau, không thấy xuất hịên bệnh trở lại

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Dấu hiệu giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng

Cần chú ý những dấu hiệu bất thường ở cơ thể, điều này có thể giúp bạn phát hiện sớm căn bệnh ung thư, từ đó việc điều trị sẽ khả quan hơn
Dấu hiệu giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng
Chảy máu cam. Một trong những dấu hiệu để chẩn đoán nguy cơ ung thư vòm họng là chảy nước mũi một bên và có kèm theo máu. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen nuốt nước mũi và nhổ ra đường miệng nên có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm.
Khó nuốt và đau họng. Khó khăn trong việc nuốt vào là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng. Có thể một khối u đang phát triển trong cổ họng của bạn. Và nếu bạn cảm thấy khối u trong cổ họng như ngày một lớn dần, nó sẽ ngăn chặn thực phẩm đi qua cổ họng gây nghẹn hay tắc khi nuốt.
Khối u ở cổ. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú nên khi có sự xuất hiện của tế bào ung thư thì chúng sẽ nhanh chóng lây lan khắp vùng cổ. Khi các tế bào ung thư phát triển, nó sẽ dẫn đến các hạch cứng ở cổ dù không có cảm giác đau đớn.
Cục u này thường sẽ mở rộng ra các hạch trắng khi nhiễm trùng. Khi các hạch trắng này mất đi thì cổ bạn lại trở về bình thường. Nếu cục u tồn tại quá lâu sau khi đã hết nhiễm trùng, có thể đó không chỉ là cục u đơn giản, bạn nên đi kiểm tra kỹ.
Khô ráp cổ họng. Bạn cảm thấy có bề mặt trong cổ họng thô ráp. Cảm giác khó chịu này là rất khó bỏ qua. Nếu bạn đã bắt đầu phát triển bệnh ung thư vòm họng, bạn sẽ tiếp tục cảm thấy dấu hiệu này lâu dài.
Khàn tiếng. Là một triệu chứng tiềm ẩn của ung thư vòm họng. Song hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng không quá quan trọng nếu đó là hậu quả của ốm đau thông thường. Nếu hiện tượng khàn giọng mãi không khỏi thì đừng tiếc tiền đi kiểm tra bác sỹ. Vì nếu một loại bệnh phát triển xung quanh các dây thanh âm, nó sẽ dẫn đến giọng nói của bạn bị thay đổi.
Các triệu chứng khác. Tùy thuộc vào vị trí chính xác của ung thư cổ họng sẽ biểu hiện triệu chứng khác nhau. Ví dụ như, nếu ung thư xâm lấn vào khí quản, bạn có thể bị khó thở và khò khè. Ung thư cổ họng cũng có thể dẫn đến ho ra đờm và có máu trong đờm. Nếu mầm ung thư đi qua tai, thì bạn sẽ cảm thấy đau tai và hơi thở nặng nhọc.
Thông tin bên lề
cay an xoa
Giá: 180.000 VND /kg
Cây an xoa chuyên trị nóng gan, xơ gan, viêm gan, suy gan, ung thư gan, men gan cao…Vì thuốc là bài thuốc nam nên mức độ hiệu quả như thế nào còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, và cần phải kiên trì dùng trong ít nhất vài tháng.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Cây thuốc trặc chữa ho sốt, mồ hôi trộm

Cây thuốc trặc là bài thuốc Đông y có vị cay tính ấm được dùng để chữa ho sốt, mồ hôi trộm, bong gân, viêm xương khớp…
Cây thuốc trặc còn có tên là tần cửu, chẩm phòn, sleng sào, búng mâu mía, tù huýt.  Cây thuốc trặc là một loại cây nhỏ, cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đối, mang cuống ngắn, phiến lá hình mác thuôn, mặt lá nhẵn có gân xanh hay màu tím tùy theo cây. Hoa màu trắng hay hơi điểm hồng, có những đốm tía, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá phía ngọn. Quả nang, trong chứa 4 hạt. Mùa hoa quả vào mùa hạ. Để làm thuốc, thường dùng cả cây, có thể dùng tươi hoặc khô. Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào các tháng 7 – 8. Cây thường mọc hoang ở rừng núi và được trồng làm cảnh, thường trồng thành hàng  rào.
Một số bài thuốc từ cây thuốc trặc:
Chữa ho sốt, mồ hôi trộm: Rễ thuốc trặc, miết giáp, địa cốt bì, sài bồ  mỗi vị 10g; đương quy, tri mẫu  mỗi vị 5g; thanh cao, ô mai  mỗi vị 4g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày
Chữa chấn thương sưng tấy: Cây thuốc trặc tươi 50g ( nếu khô 10g). Tất cả rửa sạch đổ 850ml nước, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt sưng đau: Thuốc trặc tươi giã nát, hoặc thuốc trặc khô nghiền nhỏ, trộn với rượu, giấm; đắp vào chỗ bị thương, 2 giờ  thay băng 1 lần, ngày 2 lần, dùng liền 3 ngày.
Chữa phong thấp chân tay tê dại:  Vỏ thuốc trặc, dây chìu, rễ sưng, rễ mền tên mỗi vị 20g; cốt khí, thiên niên kiện mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch đổ 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 15 ngày.
Chữa hậu sản: Cây thuốc trặc, mần tưới, cỏ mần trầu mỗi thứ vị bằng nhau khoảng 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Để bài thuốc thực sự hiệu quả với từng cơ địa của mỗi người khi sử dụng cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch, kê đơn bốc thuốc.
Thông tin bên lề
cao-atiso
Giá: 500.000 VND
Cao atiso là một sản phẩm được làm từ atiso rất giàu vitamin và chất khoáng, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng lực, kháng khuẩn tốt, thanh nhiệt, giải độc gan, lợi gan mật, tốt cho hệ tiêu hoá, giảm cholesterol, giảm lượng đường máu, chống viêm, vì giả độc gan tốt lên rất tốt cho cho việc chăm sóc da, ngăn ngừa mụn, trị nám, an thần ngủ tốt.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Bài thuốc trị ho hiệu quả từ bưởi

Bưởi là trái cây chứa nhiều dưỡng chất, bạn có thể dùng bưởi làm bài thuốc trị ho cực kỳ hiệu quả, sẽ rất hữu ích trong mùa đông này
Bưởi là loại trái cây giàu vitamin C cùng nhiều dưỡng chất khác như acid citric, lycopin, các men amylase, peroxidase, vitamine C, A, B1, B2, P. Nước ép bưởi rất tốt cho tim mạch, giảm cân, làm giảm đường huyết, chống viêm, làm giảm kết tụ tiểu cầu, kháng siêu vi.
bai thuoc tri ho tu buoi
Ngoài ra bưởi còn đươc dùng làm thuốc Đông y, múi bưởi vị chua ngọt, tính hàn; vào tỳ, vị, phế. Có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, khoan trung hạ khí, nhuận phế hóa đàm, chỉ khái, giải rượu. Dùng cho trường hợp ngực bụng đầy trướng đau tức, rối loạn tiêu hóa, nôn ói do nhiễm độc thai nghén, nôn ói do say tàu say xe, viêm khí phế quản, viêm họng ho nhiều đàm, say bia rượu…
Mứt bưởi dùng cho các trường hợp ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở, đau rát họng rất hiệu nghiệm. Bưởi ăn tươi tốt cho trường hợp thai nghén nhạt miệng, ăn kém đầy hơi. Ngày ăn 1 – 2 lần, trái bưởi ngọt, có thể thêm chút muối, đường gia vị; chỉ định cho các trường hợp say rượu bia, say tàu xe, hôi miệng.
Canh thịt nạc hoàng kỳ bưởi chín: Thịt lợn nạc 80 – 100g, hoàng kỳ 9g, bưởi chín 4 – 5 múi. Thịt lợn thái nhỏ, bưởi bóc bỏ vỏ hạt, cùng nấu canh cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm họng, viêm khí phế quản thể viêm khô, ho khan, đau rát họng.
Bưởi ướp dấm mật ong: Bưởi 1 quả, mật ong 30ml, dấm ăn 15ml. Bưởi bóc bỏ vỏ cùi và hạt, thái lát, cho mật ong, đun cách thủy đến chín nhừ; sau đó cho dấm, khuấy trộn đều, cho ăn vào buổi sáng và buổi tối. Dùng cho người cao tuổi viêm khí phế quản ho nhiều đờm.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng cần thận trọng.
Thông tin bên lề
cay-co-mau
Giá: 850.000 VND
Cây cỏ máu là dược liệu làm đẹp nổi tiếng, gọi cây cỏ nhưng thực ra nó thuộc loài dây leo và không như những cây dây leo bình thường khác bởi thân nó to như cổ tay người lớn và cứng như gỗ. Cây cỏ máu có tác dụng bổ máu, an thần, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, giúp làm đẹp da, đẹp tóc…

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Những bài thuốc hay từ củ riềng

Củ riềng được dùng nhiều trong nhiều món ăn vào mùa đông nhờ khả năng làm ấm rất tốt, nhưng ít ai biết rằng củ riềng có thể dùng làm nhiều bài thuốc hay
Những bài thuốc hay từ củ riềng
Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ. Những trường hợp đau bụng phân lỏng, chân tay lạnh, huyết áp tụt đều có thể dùng riềng để cấp cứu. Riềng lành tính có thể dùng tươi hoặc khô dưới dạng thuốc sắc. Nhiều khi được kết hợp với những vị khác để tăng tác dụng điều trị.
cu rieng - bai thuoc hay
Củ riềng trị đau bụng, tiêu chảy
  • Riềng tươi rửa sạch thái lát 20g, lá lốt 20g. Cho hai thứ vào ấm chuyên, hãm nước sôi. Sau 20 phút rót nước thuốc uống dần.
  • Riềng tươi 20g, búp ổi 20g, vỏ quả chuối xanh (sao qua) 30g. Cho các vị vào ấm đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút, chắt ra uống dần. Công dụng: ôn ấm tỳ vị, cầm tiêu chảy.
  • Riềng tươi 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, lá mã đề 20g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
  • Riềng tươi 20g, bạch truật (sao vàng hạ thổ) 16g, lệ chi 20g, quế tốt 8g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
Củ riềng trị tỳ thận dương hư, phù mặt và tứ chi
  • Riềng khô 20g, thảo quả 12g, bạch truật 16g, bào khương 12g, đinh lăng 20g, lá tre 16g, hương nhu 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Trị viêm đại tràng thể hàn thấp: (người bệnh có biểu hiện phân sống, rối loạn tiêu hóa, bụng đau âm ỉ, ăn uống kém, chân tay yếu mềm):
  • Riềng khô 16g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sơn thù 12g, phòng sâm 16g, bạch linh 12g, cam thảo 12g, táo tầu 4 quả, trần bì 10g, sinh khương 6g, thảo quả 6g, ngũ gia bì 12g, đinh lăng 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: bổ tỳ dương, chống viêm trừ thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ thổ.
  • >>>> duoc lieu tu nhien
Ngoài ra củ riềng còn được dùng trong nhiều bài thuốc khác.
Thông tin bên lề
sam ngoc linh
Một vị dược liệu quý hiếm, được xếp vào hàng thượng đẳng đó là sâm Ngọc Linh, sâm Ngọc Linh được phát hiện vào những năm 70 của thế  kỷ trước trên núi Ngọc Linh – ngọn núi cao nhất dải đất miền Trung thuộc địa phận giáp ranh giữa tỉnh Quảng Nam và KonTum. Theo thời gian những công dụng của sâm Ngọc Linh được chứng tỏ, sâm Ngọc Linh trị yếu sinh lý, chống suy nhược, tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông máu, bảo vệ tim mạch ,chống ung thư, kháng viêm, kháng khuẩn…sâm Ngọc Linh là một trong 5 loại sâm tốt nhất thế giới hiện nay.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Tỏi giúp ngăn ngừa ung thư phổi

Tỏi là gia vị trong nhiều món ăn, bạn có ăn tỏi hàng ngày và bạn có biết rằng tỏi là thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư rất mạnh, đặc biệt là ung thư phổi?
Ăn tỏi giúp ngăn ngừa ung thư phổi
Ung thư là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu mỗi năm, thuốc lá chính là nguyên nhân chính gây bệnh này. Các chuyên gia cho rằng tỏi có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi, nhưng nếu bạn hút thuốc quá nhiều thì có ăn tỏi thì cũng chẳng có tác dụng gì.
Các chuyên gia xác định hóa chất allicin, thành phần quan trọng của tỏi, được sản sinh khi xắt, băm tỏi. Hóa chất này làm giảm đi tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và hoạt động như chất chống oxy hóa, làm giảm những hư hại từ gốc tự do đối với các tế bào của cơ thể.
Những các nhà khoa học lại không xác định được tác dụng tương tự khi đối tượng ăn tỏi đã nấu chín. Bởi vậy ăn tỏi sống là cách tốt giúp phòng tránh ung thư phổi.
Bên cạnh đó tỏi có những tác dụng khác
  • Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm.
  • Tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP,hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
  • Tỏi giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.
  • Khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi đển goài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.
  • duoc lieu tu nhien
  • Tỏi chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày giúp chữa bệnh khó tiêu.
  • Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày sẽ chữa được bệnh cảm cúm.
Mách bạn bài thuốc hay
cay-no-ngay-dat
Cây nở ngày đất khô – Giá: 200.000 VND/kg
Cây nở ngày đất hay còn có tên gọi dân gian là cây bạc đầu, cây nở ngày…là bài thuốc trị bệnh gout, bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. Người bị gout biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt.

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Bài thuốc giúp kéo dài tuổi thanh xuân

Có nhiều cách chống lão hóa, mách bạn một số bài thuốc Đông y giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân rất hiệu quả
Hà sa đại tạo hoàn: Dùng tử hà sa 1 cái, nhân sâm 30g, đỗ trọng 120g, ngưu tất 120g, thục địa 200g, qui bản 50g, thiên đông 150g, mạch đông 150g, hoàng bá 30g, bạch mật lượng thích hợp. Trộn đều các loại bột thảo dược và bột tử hà sa, thêm mật ong đã luyện, làm hoàn 5g hay 10g, bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần cho dùng 15 – 20g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước nóng. Dùng cho người âm dương khí huyết hư nhược; nữ giới huyết trắng, kinh nguyệt không đều; nam giới di tinh, liệt dương, thiểu năng tình dục; người tỳ thận dương hư gầy còm.
Vô tỷ sơn dược hoàn: nhục thung dung 150g, thỏ ty 150g, đỗ trọng 150g, ba kích 75g, ngưu tất 75g, hoài sơn 150g, bạch linh 75g, thục địa 75g, ngũ vị tử 200g, xích thạch chi 75g, trạch tả 75g, sơn thù du nhục 150g, bạch mật (đường trắng) lượng thích hợp. Dược liệu rửa sạch, sấy khô tán bột mịn, thêm mật đã luyện chế làm hoàn 5g, bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng 15 – 20g (3 – 5 viên), ngày 2 – 3 lần, uống khi đói với rượu nếp hâm nóng hoặc nước nóng. Dùng cho các trường hợp thận dương hư kết hợp với thận âm hư có tác dụng bổ thận, cố tinh, dưỡng huyết kết hợp với điều bổ tâm can tỳ phế, dinh dưỡng da cơ, làm đẹp, ích thọ.
Chú ý: Không dùng thuốc này cho người béo mập, người có chứng âm hư hoả vượng. Trong khi dùng thuốc không được ăn các loại tiết.
Ngũ vị hoàn: ngũ vị tử, nhục thung dung, thỏ ty tử, xà sàng tử, viễn chí (bỏ ruột), mỗi vị đều 100g, bạch mật lượng thích hợp. Dược liệu rửa sạch, sấy khô tán bột mịn, trộn với bạch mật đã luyện chế làm hoàn 5g, bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần uống 30g, ngày 1 lần, uống khi đói với rượu nếp hâm nóng hoặc nước nóng. Công dụng: Ôn bổ thận dương cố tinh, dưỡng tâm an thần, dinh dưỡng da cơ. Dùng cho người có thận dương hư, mặt trắng nhợt phù nhẹ, nước da thô tối, cơ thể gầy yếu
Thông tin bên lề
bong-atiso-kho
Giá: 400.000 VND /kg
Bông Atiso rất giàu vitamin và chất khoáng, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng lực, kháng khuẩn tốt, thanh nhiệt, giải độc gan, lợi gan mật, tốt cho hệ tiêu hoá, giảm cholesterol, giảm lượng đường máu, chống viêm, vì giải độc gan tốt nên rất tốt cho cho việc chăm sóc da, ngăn ngừa mụn, trị nám, an thần ngủ tốt…

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Giải pháp bảo tồn nguồn dược liệu

Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hiện Việt Nam có tới 144 loài cây dược liệu có tên trong Sách Ðỏ Việt Nam (2007). Làm thế nào để có thể gìn giữ nguồn dược liệu quý báu này?
Việt Nam có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi nên có nguồn tài nguyên dược liệu rất phong phú và đa dạng. Qua các số liệu điều tra đã thống kê được trên 4.000 loài thực vật có mạch được dùng làm thuốc. Từ lâu, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã biết dùng cây thuốc để chữa bệnh, với kinh nghiệm điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Hàng năm, nước ta có nhu cầu từ 40.000 - 60.000 tấn dược liệu và công tác phát triển dược liệu đã được Đảng, Nhà nước quan tâm. Nhiều địa phương đã đầu tư các vùng trồng dược liệu bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người dân và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đảm bảo chất lượng. Đây thực sự là tín hiệu tốt để phát triển dược liệu trong thời gian tới.
Giải pháp bảo tồn nguồn dược liệu
Trồng dược liệu để bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc.
Cạn kiệt nguồn dược liệu?
Trước nhu cầu về dược liệu, do sự tác động của người thu mua, nhận thức và ý thức của người dân, công tác quản lý chưa đáp ứng yêu cầu... nên việc khai thác tài nguyên dược liệu thường diễn ra bừa bãi, không chú ý đến khả năng tái sinh của các loài. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển xã hội, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm các công trình, nhất là thủy điện, thủy lợi, nạn đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi. Do vậy đã làm nguồn tài nguyên dược liệu của Việt Nam suy giảm nghiêm trọng. Có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo đánh giá, hiện Việt Nam có tới 144 loài cây dược liệu có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).
Để hạn chế tình trạng này, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương, của người dân ý thức rằng đây là tài sản của đất nước cần phải gìn giữ, phát triển.
Những nỗ lực bảo tồn nguồn gen
Từ năm 1988, Viện Dược liệu đã được Ủy ban Khoa học công nghệ, nay là Bộ Khoa học - Công nghệ giao nhiệm vụ đầu mối trong việc bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc ở Việt Nam. Từ đó đến nay, đã xây dựng được hệ thống gồm 15 đơn vị tham gia vào công tác bảo tồn. Đến thời điểm này, các đơn vị trong hệ thống đã bảo tồn và lưu giữ được gần 1.000 loài cây dược liệu ở các vùng sinh thái khác nhau như Hà Nội, Sa Pa, Tam Đảo, Thanh Hóa, TP. 
Hồ Chí Minh và Đà Lạt, đã có trên 1.500 nguồn gen được lưu giữ tại vườn cây thuốc trong hệ thống. 
Bên cạnh đó, Viện Dược liệu và các đơn vị cũng đã phối hợp với 16 vườn quốc gia và các đơn vị khác triển khai bảo tồn tại chỗ. Hiện trong hệ thống đang lưu giữ và bảo tồn gần 100 loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Song song với bảo tồn, Viện đã tiến hành nghiên cứu phát triển khoảng 30 loài cây thuốc có tiềm năng để phục vụ khai thác, thông qua các nghiên cứu về nhân giống, xây dựng quy trình trồng trọt cũng như xây dựng các mô hình phát triển dược liệu tại Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, Viện đã triển khai phát triển nhiều nguồn gen để phục vụ phát triển bền vững như: trồng sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam và Kon Tum; actiso ở Sa Pa (Lào Cai) và Sìn Hồ (Lai Châu); đương quy Nhật Bản ở Bắc Hà (Lào Cai), Quản Bạ (Hà Giang); địa liền ở Bắc Giang; sa nhân ở Thái Nguyên, đảng sâm Việt Nam ở Kon Tum, ba kích, cà gai leo, nghệ và sâm báo ở Thanh Hóa...
Công tác bảo tồn cũng còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí đầu tư còn hạn chế, cơ sở vật chất tại các đơn vị bảo tồn chưa được đầu tư đồng bộ, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn còn mỏng.
Để bảo tồn và phát triển bền vững và có hiệu quả nguồn gen dược liệu Việt Nam cần có sự tham gia của nhiều bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương và người dân.
Trước mắt, Bộ Y tế sẽ chủ trì phối hợp với các đơn vị triển khai tốt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó có nhiệm vụ về điều tra đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu và triển khai chương trình bảo tồn, xây dựng một số vườn cây thuốc để phục vụ cho công tác bảo tồn trong thời gian tới. Trong nội dung của Quy hoạch tổng thể nêu trên có các nhiệm vụ quy hoạch các vùng khai thác, vùng trồng dược liệu...
Để có thể triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ này trong Quy hoạch tổng thể phát triển cũng đã đưa ra các giải pháp cụ thể:
Về cơ chế chính sách: Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ tham gia công tác bảo tồn; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí để công tác bảo tồn phát triển nguồn gen cây thuốc đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; xã hội hóa công tác bảo tồn...
Về tổ chức: Xây dựng và thống nhất đầu mối quản lý nguồn gen cây thuốc tập trung; củng cố, mở rộng hệ thống bảo tồn; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công tác bảo tồn...
Giải pháp về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để phục vụ công tác bảo tồn.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành, các địa phương và người dân nâng cao nhận thức về giá trị nguồn tài nguyên dược liệu. Có như thế, công tác bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu trong thời gian tới mới vững chắc, nguồn tài nguyên dược liệu của Việt Nam trong thời gian sẽ không bị đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
TS. Nguyễn Minh Khởi