1. Hoa đào
Đào
là loại hoa không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về trong các gia đình
miền Bắc. Không chỉ là loài hoa tượng trưng cho mùa Xuân, theo Đông y
đào còn là dược phẩm và mỹ phẩm độc đáo.
>>>> duoc lieu tu nhien
Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh
tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông
tiện được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước
khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống
(đau vùng tim), mụn nhọt…
Sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô
trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng
dần.
Một số bài thuốc từ hoa đào:
Trị tiểu tiện bất lợi: Ăn bánh nướng được làm từ hoa đào tươi 30g trộn với bột mì, đường.
Trị kiết lỵ kéo dài: Hoa đào 10-15 bông sắc uống. Uống 3 lần/ngày.
Trị các chứng cước khí, đau vùng tim: Hoa đào khô tán thành bột, uống
với nước ấm hoặc với rượu. Sử dụng với liều lượng 3-5g mỗi ngày.
Trị hói đầu, rụng tóc: Trộn đều bột hoa đào với mỡ lợn hoặc dầu vừng
rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch bằng nước hòa với tro
của rơm rạ.
Giúp giảm cân: Uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói.
Trị các vết nám đen ở mặt: Sấy khô rồi tán bột hỗn hợp gồm 4 phần hoa
đào, 2 phần bạch dương bì và 5 phần bạch quả tử nhân; uống 3 lần mỗi
ngày ngay sau khi ăn, mỗi lần 1g.
Giúp làn da trắng trẻo, mịn màng: Hoa đào 200g, nhân hạt bí đao (đông
qua nhân) 250g, bạch dương bì 100g đem phơi khô, tán bột, trộn với một
ít đường trắng. Uống sau bữa ăn. Sử dụng với liều lượng 3 lần mỗi ngày,
mỗi lần một muỗng cà-phê.
2. Hoa mào gà đỏ
Mào gà đỏ có vị ngọt, tính mát, thường được dùng chữa xuất huyết trĩ,
chảy máu mũi, ho ra máu, đái buốt ra máu, rong kinh, băng huyết, khí
hư, di tinh... Hoa mào gà còn có khả năng nâng cao sức chịu đựng của tế
bào cơ tim khi thiếu ô-xy, làm hạ huyết áp, giảm nhịp tim, nhờ đó làm
giảm lượng ô-xy tiêu hao của cơ tim.
Trị cao huyết áp: Hoa mào gà 4 cái, hồng táo 10 quả, sắc uống hàng ngày.
Trị đại tiện ra máu: Hoa mào gà sao cháy, tán bột, uống mỗi lần 6-9g, mỗi ngày uống 2-3 lần.
Chữa trĩ lở loét: Hoa mào gà 3g, Ngũ bội tử 3g, một chút Băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng loét.
Trị bế kinh: Hoa mào gà 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.
Trị kinh nguyệt quá nhiều: Hoa mào gà sấy khô, tán bột, uống khi đói mỗi lần 6g với chút rượu.
Trị kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9g, sắc uống.
>>>> duoc lieu tu nhien
3. Cúc vạn thọ
Trong y học, chỉ hoa cúc vạn thọ loài lớn mới được dùng làm thuốc.
Hoa được thu hái khi vừa nở, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy khô trên lửa nhỏ
để bảo đảm màu sắc, mùi thơm và phẩm chất. Dược liệu chứa tinh dầu
tagetiin, helenien, carotene, flavoxanthin. Thành phần của tinh dầu gồm
piperiton, caryophylen, linalool, D-limonen, b-ocimen, a-pinen.
Cúc vạn thọ vị đắng, mùi thơm mát, có tác dụng tiêu viêm, làm long
đờm, trị ho. Lá cúc vạn thọ làm mát gan, phổi, giải nhiệt, chữa đau mắt,
ho gà, viêm khí quản, viêm miệng, viêm hầu, chữa đau răng, dùng đắp
ngoài để trị viêm tuyến mang tai, viêm vú, viêm da mủ.
Trị đau nhức răng: Cúc vạn thọ 15g, lá lốt 10g, quả hoặc gai bồ kết
5g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, đắp lên chỗ đau.
Trị kiết lỵ: Cúc vạn thọ 20g, giã nát, trộn với ít đường, hấp chín rồi nghiền nát, chắt nước uống.
Trị ho gà, viêm khí quản: Cúc vạn thọ, húng chanh 10g, hoa đu đủ đực 10g, đường phèn 10g, hấp chín, chắt nước uống.
4. Hoa hồng
Hoa hồng có vị thơm, ngọt, mát, không độc. Chỉ có hoa hồng đỏ, hồng
trắng được sử dụng làm thuốc, được chọn khi mới nở, phơi trong bóng râm
cho khô. Hoa có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng.
Hoa hồng đỏ dùng chữa đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, đinh nhọt,
viêm mủ da, sưng tấy, bệnh bạch cầu. Hoa hồng trắng giúp nhuận tràng,
chữa ho cho trẻ.
Trị ho: Hoa hồng trắng 15g, đường phèn, hấp, uống liên tục một tuần.
Trị mụn: Hoa hồng trắng 20g rửa sạch, giã nát đắp lên mụn nhọt sưng tấy (chưa bung mủ).
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa hồng trắng 19g hâm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà, dùng hàng ngày.
Trị nhiệt miệng: Bột hoa hồng đỏ 5g ngâm với 25 ml rượu trắng trong 1
ngày. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi sền sệt thì cho thêm 30g
mật ong, đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Lấy tăm bông sạch thấm thuốc
bôi vào chỗ đau, 2-4 lần/ngày. Dùng liên tục 5 ngày.
Giúp da căng mịn: Hoa hồng đỏ 20g rửa sạch, ngâm nước ấm 15 phút. Rửa mặt hoặc tắm hàng ngày.
Xem thêm: cay an xoa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét