Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Bài thuốc kỳ lạ chữa máu nhiễm mỡ

Cùng với tiểu đường, ung thư, máu nhiễm mỡ cũng được xem là “sát thủ thầm lặng” với sức khỏe con người. Bà Hà Thị Nẩm (68 tuổi) người dân tộc Mường, trú tại bản Lầm Ngoài, xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tìm ra công hiệu của cây bổ máu trong bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả.

"Bà mế của bản"
Xã Nuông Dăm cách trung tâm huyện gần 20 cây số đường rừng khó khăn lắm chúng tôi mới hỏi thăm được đến nhà lang y Hà Thị Nẩm bởi bà từ lâu đã được người dân địa phương biết đến vì được thừa hưởng bài thuốc gia truyền từ đời các cụ để lại.

Tiếp chúng tôi, bà Nẩm chia sẻ: “Kim Bôi từ xưa đã được biết đến là vùng “rừng thiêng, nước độc” nên cũng có nhiều cây thuốc quý để người dân nơi đây chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Từ thời các cụ đã truyền lại những bài thuốc quý những cây thuốc đều được lấy từ trên rừng kết hợp lại nên bệnh nào thuốc đó”.

    Xem thêm: duoc lieu tu nhien

http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
"Bà mế của bản" Hà Thị Nẩm

Bà Nẩm cho biết, người dân địa phương thường đến nhờ bà lấy thuốc chữa những bệnh thông thường nhưng cũng có những trường hợp do không có tiền chạy chữa hoặc bị bệnh viện trả về với tâm nguyện của gia đình “còn nước còn tát” nên đến nhờ lang y bốc thuốc về uống. Có những người kiên trì uống thuốc mà bệnh tình thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Nhiều người trong số đó đã đến nhận làm con cháu trong gia đình.

Với suy nghĩ biết đến đâu giúp bà con đến đó bởi người bị bệnh đã khổ nhiều phần lại thêm chi phí chữa chạy tốn kém nên bà Nẩm dù đã gần cả đời làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người vẫn không đề cao tiền bạc, vật chất. Giờ cây thuốc khó lấy thậm chí phải đi mua nhưng bà cũng chỉ lấy bằng ngày công lao động.

Nhiều hoàn cảnh khó khăn bà còn cho thuốc miễn phí chính điều này mà người dân địa phương gọi bà là “bà mế của bản”.

Trong số những bệnh nhân may mắn được lang y Hà Thị Nẩm cứu sống đó là trường hợp anh Đinh Văn Ruổi (45 tuổi) người Tây Phong, Cao Phong. Trước đây anh Ruổi do uống rượu nhiều nên đã bị bệnh xơ gan, mỡ máu. Tuy nhiên, một năm sau mới phát hiện mình bị bệnh, được gia đình đưa xuống bệnh viện huyện, tỉnh để điều trị nhưng các bác sỹ đành bó tay vì bệnh của anh đã quá nặng.

Trở về, sức khỏe của anh Ruổi giảm sút nghiêm trọng, bụng phình to đi lại vô cùng khó khăn. Đang trong lúc tuyệt vọng thì được người mách nước cứ đến nhà lang y Hà Thị Nẩm ở Nuông Dăm, Kim Bôi nhờ cứu chữa. Lúc đầu, mọi người ai cũng nghĩ đã bệnh viện trả về thì làm sao thầy lang có thế cứu chữa được.

Lần đầu tiên bà cắt cho anh Ruổi 5 thang uống trong nửa tháng. Đến 10 ngày sau bụng đã bớt chướng và xẹp dần. Hết 5 tháng đầu thì anh đã cảm thấy cái bệnh bị đẩy lùi. Sau lần đó, để cẩn thận anh lấy thuốc uống thêm 3 tháng nữa thì người khỏe hẳn, ăn được, ngủ được.

Từ đó đến nay, mỗi lần nhà có công việc hay dịp lễ tết anh vẫn có thể ngồi ăn uống bình thường với bạn bè, anh em mà không cần lo lắng đến bệnh tật trước đây. Điều quan trọng hơn là anh đã có sức khỏe để cùng vợ con làm vườn, trang trại, cuộc sống gia đình cũng bớt phần khó khăn, vất vả.

Ngoài ra còn có các trường hợp khác như anh Hà Công Vịu, 40 tuổi ở Thượng Bì (Kim Bôi) khỏi bệnh lòi rom (trĩ ngoại) mà mấy chục năm anh phải sống chung với chúng. Chị Đinh Thị Hoát, 35 tuổi ở Nhuận Trạch (Lương Sơn) được bệnh viện kết luận là viêm màng não, không có tiền phẫu thuật phải về chờ chết. Sau 3 tháng uống thuốc của bà khỏi bệnh, gia đình đưa chị lên bệnh viện kiểm tra lại thì não hoàn toàn bình thường. Mừng quá, ngay ngày hôm sau chị bắt xe lên cảm ơn và xin được làm con nuôi.

Bài thuốc chữa máu nhiễm mỡ

Có lẽ bài thuốc được nhiều người biết đến hơn cả chính là việc bà lang Nẩm đã kết hợp phương thức bí truyền điều chế cây bổ máu trong thang thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả.

Bà Nẩm cho biết: “Người dân tộc Mường vùng Tây Bắc gọi là là cây bổ máu bởi nhựa của cây có màu đỏ như huyết (nhưng trên thực tế cây này trong y học gọi là cây huyết rồng hay còn gọi là kê huyết đằng, cây dây máu - PV). Cây thường gặp trong các rừng, dọc theo các sông suối trên đất có cát. Là loại dây leo nhánh hình trụ, có lông mềm, về sau nhẵn. Lá kép 3 lá chét, lá kèm nhỏ dễ rụng.

   
Bài thuốc được bà lang Nẩm kết hợp phương thức bí truyền điều chế cây bổ máu.

Hoa thành chùy có lông, 10-20cm, cuống hoa nhỏ có lông, 3mm, đài có lông với các thùy hình tam giác tù, tràng hoa màu tía. Quả đậu hình lưỡi liềm, có lông nhung. Thu hái dây quanh năm, phơi héo, thái phiến, phơi hoặc sấy khô. Trong y học cổ truyền thì đặc tính của cây bổ máu có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm quy vào kinh can, thận. Tác dụng bổ khí huyết, mạnh xương cốt, thư cân, chỉ thống. Điều trị các chứng ứ huyết, mỡ máu, cơ nhục sưng đau, tê thấp, đau lưng, mỏi gối, chân tay tê bại, ra mồ hôi, kinh nguyệt không đều…”

Tuy nhiên, để có một thang thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ thì ngoài phương thuốc chính là cây bổ máu còn được kết hợp với các cây dược liệu khác như: Co dưỡng, Co chỉ tai, Nhổng nhểnh, Là vàn sau đó được cắt thành thang, bệnh nhân mang về sắc uống. Mỗi lần đun sôi từ 15-20 phút và đến khi nào nhạt nước thì thôi. Nặng thì có thể 3 – 6 tháng, nhẹ thì chỉ 15 – 30 ngày là khỏi.

Ông Bùi Xung Kích – Trạm trưởng trạm y tế xã Nuông Dăm cho biết: “Các bài thuốc của người dân tộc vùng cao ở Hòa Bình còn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu. Bên cạnh đó, các ông lang, bà lang đã và đang góp phần vào việc gìn giữ và dùng các cây dược liệu quý trong việc chữa bệnh cho người dân địa phương mà đa phần là những người nghèo. Rất cần sự đánh giá công tâm và khoa học về các bài thuốc quý dân gian để nhiều người có cơ hội được sống sau khi các bệnh viện đầu ngành đã phải bó tay. Bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ của bà Nẩm cũng là một trong những bài thuốc như vậy”.

Những điều nên biết về bệnh máu nhiễm mỡ
Nói đến máu nhiễm mỡ nhiều người sẽ nghĩ chỉ những người béo, thừa cân, người cao tuổi mới mắc phải nhưng thực tế ngay cả người gầy, trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ rất cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả và lười vận động, nhất là dân trí thức, văn phòng.

Ngoài ra quá trình học tập căng thẳng, làm việc áp lực cao không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ gây căng thẳng stress, từ đó dẫn đến hiện tượng rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, mỡ tích tụ nhưng không được chuyển hóa thành năng lượng về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, mỡ máu. Nếu lười vận động mỡ sẽ tích tụ mà không được chuyển hóa, axit béo đi vào máu nhiều, vượt quá mức cho phép sẽ gây ra mỡ máu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét