Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Lời đồn cây thất diệp chữa ung thư

Ngứa đến rách họng vì uống phải cây thất diệp giả?

Ông Nguyễn Đình Hoàng (làng Đại Yên, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Vì biết tôi có em trai chuyên đi gom cây thuốc trên Lào Cai về Hà Nội nên thời gian gần đây, rất nhiều người tìm đến đặt mua cây thất diệp. Tuy nhiên, tôi không hứa trước được thời gian giao cây cho mọi người vì loại cây này rất khó kiếm. Nó chỉ có ở những ngọn núi cao, ít người đặt chân đến”.

Cũng theo ông Hoàng, trong làng cũng có cửa hàng bán cây thất diệp nhưng có một số không phải là cây thật. “Cách đây ít ngày, có vị khách quen đi mua cây thất diệp trong làng rồi đến chỗ tôi khoe. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì đó không phải là loại cây thất diệp vì cây đó có lá bé, dài và thân màu tím”, ông Hoàng cho biết.

Trong vai khách hàng, chúng tôi đến một tiệm thuốc Nam trong làng lá thuốc Đại Yên, chủ tiệm thuốc này luôn miệng quảng cáo: “Nhiều người đã mua hoa, củ thất diệp ở chỗ tôi về uống mà khỏi bệnh ung thư. Có người bị ung thư dạ dày, uống thuốc này đã khỏe trở lại, đi khám không thấy khối u nữa...”. Tuy nhiên, chúng tôi hỏi số điện thoại của bệnh nhân đó thì chủ tiệm thuốc này nói: Không lưu. Khi chúng tôi gợi ý xin địa chỉ của bệnh nhân để tìm hiểu kinh nghiệm chữa bệnh, lập tức chủ tiệm thuốc sẵng giọng: “Một ngày tiếp cả trăm người, người bệnh nhớ thầy chứ thầy làm sao nhớ hết người bệnh. Không tin thì đừng mua nữa”.

Từng khốn khổ khi mua phải cây thất diệp giả, chị Hoàng Thị Oanh (ngõ 329, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Mẹ tôi bị bệnh ung thư vòm họng, không biết nghe ai mách cây thất diệp chữa khỏi hẳn bệnh ung thư nên mẹ tôi cứ đòi mua bằng được vì cho rằng, xạ trị chỉ kéo dài thời gian sống, trong khi cây này chữa khỏi dứt điểm. Tôi đã đến hiệu thuốc Nam tìm mua 0,5kg với giá 1,5 triệu đồng cho mẹ tôi uống thử. Nhưng, không hiểu do bị phản ứng hay mua phải cây giả mà sau khi uống 5 phút, mẹ tôi bị ngứa đến rách họng, miệng phồng rộp. Sau đó, mẹ tôi phải vào bệnh viện khám, truyền nước giải độc suốt 3 ngày mới hết. Tôi đến nhà thuốc thắc mắc thì được trả lời, do cơ thể mẹ tôi yếu, lại uống quá nhiều nên bị phản ứng mạnh. Số hoa, củ còn lại tôi không trả nhà thuốc được và cũng không dám uống tiếp nên mất oan 1,5 triệu đồng”.

Chỉ là lời đồn

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây cây thất diệp được bán với giá khoảng 500.000 đồng/kg, những hiện này giá của loại cây này đã vào khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/kg. Mức giá này đắt hơn nhiều so với một số loại cây thuốc có giá trị đã được chứng minh có công dụng tốt cho sức khỏe như: tam thất lâu năm, nhân sâm Hàn Quốc, linh chi… Trong khi đó, đến thời điểm hiện tại, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh công dụng của cây thất diệp tốt cho sức khỏe.

Lương y Nguyễn Tiến Bình (phố Sơn Tây, Hà Nội) cho biết: “Tôi cũng có nghe một số bệnh nhân hỏi về loại cây này. Trong đó, có một số người đã tìm mua vì tin lời đồn cây thất diệp có tác dụng hữu hiệu với những người mắc bệnh nan y, không để lại tác dụng phụ, như: Uống nước lá, hoa, củ của cây thất diệp có thể giảm đau, kháng viêm, cô lập tế bào ung thư, chữa dạ dày, thải mô chết, làm chậm quá trình ung thư… Tuy nhiên, đó chỉ là do người ta truyền miệng, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về công dụng chữa bệnh của cây thất diệp. Do hiện nay có nhiều người săn lùng nên xuất hiện một số gian thương bán cây thất diệp giả để kiếm lợi. Nguy hiểm nhất là, những người chẳng may mua phải cây thất diệp giả về uống dễ bị “tiền mất tật mang”.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien

http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Theo Lương y Nguyễn Tiến Bình, hiện trên thị trường xuất hiện khá nhiều cây thất diệp giả, vì có một số loại cây cũng na ná cây thất diệp nhưng không có tác dụng chữa bệnh. “Tốt nhất nên mua cả cây còn tươi, lá to, thân tím có 7 lá 1 hoa để tránh bị mua nhầm cây giả. Vì nếu chỉ mua củ thì có rất nhiều loại củ tương tự giống củ cây thất diệp”, Lương y Nguyễn Tiến Bình khuyến cáo.

Còn theo Lương y Phạm Văn Thanh (chủ nhà thuốc Hoàng Liên Sơn, TP Lào Cai) thì cây thất diệp cũng có một số tác dụng trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi công trình khoa học nào chứng minh về công dụng chữa bệnh ung thư của loại cây này thì Lương y Phạm Văn Thành cho biết, ông không nhớ đã được chứng minh ở công trình nào?!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét