Mở đầu cho buổi hội thảo, TS-BS Phạm Thị Ngọc Tuyết – Nguyên Trưởng Khoa Tiêu hóa BV Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết: “Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã công nhận vai trò tích cực của men vi sinh trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Thực tế, trong khi bộ não là cơ quan thần kinh quan trọng nhất của cơ thể, thì đường ruột lại liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh. Những nghiên cứu gần đây về việc sự mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột là nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề về tâm lí đã lý giải vì sao đường ruột thường còn được gọi là bộ não thứ hai của cơ thể”.
BS. Hoàng Lê Phúc cho biết: “Không phải chủng Probiotics nào cũng là “thần dược” cho hệ tiêu hóa như nhiều người lầm tưởng. Có rất nhiều loại Probiotics khác nhau trong nhiều dạng sản phẩm khác nhau nhưng hiệu quả của chúng lại khác nhau hoàn toàn, tùy thuộc vào tính đặc hiệu của từng chủng.”
Bác sĩ cũng nhấn mạnh: “Hệ vi khuẩn chí tại ruột tạo ra các chất hóa sinh giúp truyền thông tin hai chiều giữa não và ruột, hình thành Trục Não Ruột. Nói cách khác, vi khuẩn chí tại ruột ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ thông qua hệ thần kinh, miễn dịch, nội tiết. Nếu vì một lý do nào đó mà sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột mất đi, các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và tinh thần sẽ bắt đầu xuất hiện.”
Tiếp nối trình bày của TS.BS. Phạm Thị Ngọc Tuyết, các bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực Tiêu Hóa như BS. CK1. Hoàng Lê Phúc (Trưởng khoa tiêu hóa, BV. Nhi đồng 1, TP.HCM), M.S., Ph.D, Lynne Vernice McFarland (Khoa nghiên cứu & phát triển Y tế, VA Puget Sound Healthcare System, Seattle WA, USA) đã trình bày những báo cáo cập nhật về các bệnh lý đường ruột, tầm quan trọng của Probiotics - đặc biệt là về chủng đặc hiệu Saccharomyces boulardii CNCM I-745 cùng với những bằng chứng lâm sàng và hướng dẫn điều trị hiện nay trên thế giới với chủng đặc hiệu này.
Trong phần trình bày của mình, BS. CK1. Hoàng Lê Phúc chia sẻ sự khác biệt giữa các chủng Probiotics. Theo đó, bác sĩ nhấn mạnh: “Không phải chủng Probiotics nào cũng là “thần dược” cho hệ tiêu hóa như nhiều người lầm tưởng. Có rất nhiều loại Probiotics khác nhau trong nhiều dạng sản phẩm khác nhau nhưng hiệu quả của chúng lại khác nhau hoàn toàn, tùy thuộc vào tính đặc hiệu của từng chủng. Khi lựa chọn một men vi sinh cho bệnh nhân, không thể chọn đại trà mà cần có những lưu ý như: chủng Probiotics phải phù hợp với bệnh cụ thể, có chứng cứ về hiệu quả từ các nghiên cứu lâm sàng, có tính an toàn, do nhà sản xuất có uy tín sản xuất…”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét