Tiểu đường là bệnh nguy hiểm, khi mắc bệnh tiểu đường hầu như ai cũng lo lắng rằng không biết bệnh tiểu đường có chữa được không
>>>> duoc lieu tu nhien
Bệnh
tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa chất đường glucose trong
máu khi insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể
dẫn tới tế bào trong cơ thể không sử dụng được đường glucose trong máu,
khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.
Bệnh
tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh hiểm nghèo về tim mạch
vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương…Vậy bệnh tiểu đường
có chữa được không?
Tiểu
đường là một bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi. Cho tới nay không có
loại thuốc nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường.
Mục
tiêu điều trị chính trong bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt đường
huyết thông qua chế độ ăn uống và luyện tập giúp người bệnh sống khỏe,
tránh được những biến chứng của bệnh tiểu đường như đột quỵ, suy thân,
cao huyết áp, mỡ máu, lở loét chân tay, suy giảm miễn dịch…
Mặc
dù tiểu đường không có loại thuốc nào chữa trị được dứt điểm nhưng
người bệnh cũng nên tự chữa trị cho mình bằng cách cách đơn giản và hiệu
quả như sau:
Chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh
tiểu đường chế độ ăn uống không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn
có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn
các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm
dụng.
Ăn theo đúng bữa trong ngày. Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng.
Người tiểu đường không nên ăn các thực phẩm, thức ăn chế biến sẵn.
Bệnh
tiểu đường với chế độ ăn uống lành mạnh cần cung cấp các loại rau, quả
và trái cây thường xuyên. Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên
ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng
chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất.
Nên
ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan
trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi
ăn.
Tuy nhiên, không
phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh
các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn…Ngoài ra với bệnh tiểu
đường chế độ ăn uống có thể bổ sung thêm sữa hoặc các sản phẩm từ sữa,
nhưng chỉ được dùng sữa không đường.
Chế độ tập thể dục cho người bệnh tiểu đường. Luyện
tập thường xuyên và đúng cách, phù hợp với sức khỏe là một phương pháp
điều trị mang lại nhiều lợi ích cho các bệnh nhân đái tháo đường.
Đặc
biệt, đối với các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường týp 2, thì tập
thể dục thường xuyên là phương pháp điều trị ưu tiên và cần phải được
lên kế hoạch chi tiết.
Vì luyện tập
thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày, mà còn có thể
giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài,
giúp cơ thể làm tăng độ nhạy cảm với insulin máu, do đó nhu cầu insulin
sẽ giảm đi và làm giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch như: xơ vữa động
mạch, cao huyết áp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét