Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

3 dược liệu quý cho bà bầu

Thục địa
Thục địa là phần rễ của cây Địa Hoàng, được chế biến có màu đen, mềm. Đây là dược liệu thường được dùng để bổ thận, dưỡng âm, bổ máu. Bản thân thục địa thường có mặt trong các bài thuốc chữa các vấn đề sinh lý của phụ nữ như kinh nguyệt không đều hoặc thể trạng yếu như sắc da tái nhợt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thiếu máu. Sử dụng thục địa hợp lý có thể giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của thai phụ, giúp hết cảm giác mệt mỏi, đau lưng khi mang thai.

Hoài sơn
Hoài sơn chính là tên gọi của Củ mài, thường được dùng trong các món ăn, bánh trái. Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Thai phụ sử dụng hoài sơn có thể giúp bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm. Các bà bầu có thể sử dụng trực tiếp củ mài bằng cách nấu với gạo nếp thành cháo củ mài, giúp trị tiêu chảy, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón. Củ mài cũng có thể được thái lát, phơi khô và tán thành bột để sử dụng kết hợp các loại dược liệu khác, sắc uống theo chỉ định của thầy thuốc.

Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg

Hương phụ
Hương phụ là phần thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Củ gấu, có vị cay hơi đắng, vị ngọt, tính bình. Thuốc có tác dụng ức chế tử cung, thường được dùng làm thuốc điều kinh, trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, rong huyết. Đối với phụ nữ mang thai, hương phụ đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm đau, nhất là đau bụng nôn mửa hoặc đau bụng đi ngoài. Ngoài ra còn hỗ trợ làm giảm tình trạng tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng. Hương phụ có thể được dùng riêng hoặc kết hợp với Ích mẫu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét