Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Đinh lăng lâu năm và những tác dụng tuyệt vời

Rễ đinh lăng càng lâu năm thì giá trị dược liệu của nó càng cao, dược liệu này có tác dụng gần giống với sâm, ít độc tố, an toàn khi sử dụng
Dân gian thường dùng lá đinh lăng làm gỏi cá, do đó nó còn được gọi là cây gỏi cá. Đinh lăng có thân nhẵn, không có gai, thường cao, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Quả dẹt dài 3-4 mm, dày 1 mm có vòi.
Chuyên gia y học cổ truyền cho biết đinh lăng là dược liệu phổ biến, trong đinh lăng có các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B, các axit amin trong đó có lyzin, xystei và methionin là những axit amin không thể thay thế.
Một nghiên cứu của học viện Quân y cho biết đinh lăng cho thấy nước sắc từ rễ có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Trong Đông y, đinh lăng ít độc, thậm chí còn lành hơn so với nhân sâm, ngũ gia bì. Bởi thế mà nhiều người săn lùng để ngâm rượu.
Cây đinh lăng còn có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược. Cụ thể, viên bột rễ cây làm tăng sức chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong khi tập luyện.
Trong dân gian, đinh lăng được dùng để chữa ho, thông tiểu, lợi sữa, kiết lỵ nặng. Tại Ấn Độ, cây có tác dụng hạ sốt, làm săn da.
Theo lời khuyên của chuyên gia thì cây đinh lăng có những tác dụng, đó là điều đã được chứng minh, thế nhưng nếu dùng ở lượng lớn thì có thể gây hại cho gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, dẫn đến tiêu chảy, mệt mỏi, kém ăn, sụt cân.
Thông tin bên lề
ba-kich-tuoi
Ba kích là dược liệu quý, theo Đông y ba kích có vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận, với những tác dụng nổi bật như bổ thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp. Ngoài ra ba kích còn có tác dụng ổn định huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét