Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Tiết lộ cách giảm đau bằng được liệu của DH Y dược

Phương pháp rang muối bằng chảo có những bất tiện: lâu, kéo dài 10 -20 phút, có thể gây bỏng cho người rang; khi muối đổ ra vải do nóng quá có thể gây cháy vải… Từ suy nghĩ làm sao tiện lợi cho bệnh nhân, bác sĩ Đỗ Tân Khoa đã suy nghĩ và tìm dược cách dùng lò vi sóng thay vì rang. Muối được bỏ vào bát rồi dưa vào lò. Sau nhiều lần thử nghiệm, nhiều lần bể cả bát, cuối cùng tìm ra thời gian cho vào lò chỉ từ 3 - 4 phút là cho ra mẻ muối thích hợp để chườm nóng cho bệnh nhân, sức nóng cũng được giữ lâu hơn. Không những thế, bác sĩ Khoa còn cho vào tô muối hai loại dược liệu là ngải cứu, lá lốt. Ngải cứu có tinh dầu khi có sức nóng sẽ tỏa ra, giúp chống co thắt, giảm đau; lá lốt có các hoạt chất giúp gảm đau rõ rệt, nói như Đông y là khu phong trừ thấp, thông kinh mạch. Muối và các khoáng chất trong muối, cùng các hoạt chất, tinh dầu của ngải cứu, lá lốt sẽ được sức nóng dẫn vào cơ thể người bệnh giúp giảm đau, thích hợp cho các bệnh nhân đau do cứng cơ, do lạnh, do sang chấn… Đặc biệt, mùi thơm của dược liệu còn tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Đưa vào lò vi sóng...
Vào khoa Khám của bệnh viện nói trên, chúng tôi được chứng kiến một thầy thuốc đang chuẩn bị dược liệu (ngải cứu, lá lốt) cho vào tô muối rồi đây nắp dưa vào lò vi sóng. Chừng 3 - 4 phút, bát dược liệu đưa ra bỏ vào bọc rồi đưa đi chườm cho một bệnh nhân.
Bệnh nhân M. (nhà ở Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết chị bị gai cột sống cổ, đau lưng, nhức đầu… vào điều trị tại bệnh viên đã hơn 1 tuần nay. Chị rất thích được chườm nóng bằng muối và dược liệu vì: “Giảm đau nhanh chóng và cảm thấy rất dễ chịu”.

Chuẩn bị muối và dược liệu...
ThS.BS. Đỗ Tân Khoa cho biết thêm: “Chỉ mới hai tháng nhưng có hơn 200 bệnh nhân được dùng phương pháp chườm muối và dược liệu mới. Đây là phương pháp rẻ tiền, chi phí thấp, bệnh nhân và mọi người cũng có thể làm được ở nhà để tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Đây cũng là cố gắng của bệnh viện trong việc giảm chi phí cho người bệnh”.

Giảm đau chỉ nhờ muối và dược liệu tự nhiên

Đây là kỹ thuật mới được áp dụng chỉ trong vòng 2 tháng nay, tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, chủ yếu cho các bệnh nhân bị đau cơ, xương khớp, lưng… do huyết khí ứ trệ, gai cột sống cổ, lưng…

Từ phương pháp cũ…
Phương pháp dùng muối nóng chườm chỗ đau đã có từ lâu. Muối vốn là một dược liệu quý, trong đó chứa nhiều khoáng chất như: magiê, canxi, phốtpho, natri… Muối khi rang nóng lên có tác dụng thông kinh mạch, hoạt huyết, qua đó giảm đau, giảm nhức mỏi. Đông y có câu: thống bất thông, thông bất thống (đau do không thông, thông sẽ không đau).
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Chườm nóng bằng muối còn giúp giảm béo bụng một cách rõ rệt. ThS.BS. Đỗ Tân Khoa (Trưởng khoa Khám - Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM) nhớ lại một ca bệnh đặc biệt, vì bệnh nhân bị viêm gan, mỡ trong máu cao, lại mập hơn 70kg, lại không có tiền để chữa bệnh. Bệnh nhân chỉ buôn bán lặt vặt ở Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Lúc này, bác sĩ sau khi châm cứu mấy cữ, cho thuốc, nghĩ ra cách cho bệnh nhân mấy thứ thuốc Nam rẻ tiền, dễ kiếm (lá trâm bầu, chó đẻ răng cưa) để chữa bệnh gan và bày cho bệnh nhân chườm muối hột để giảm béo và xoa bụng quanh rốn 81 vòng theo chiều kim đồng hồ/ lần để tăng khả năng tiêu hóa. Sáu tháng sau, bệnh nhân quay trở lại gặp bác sĩ để cảm ơn vì bệnh đã đỡ rất nhiều, đã đi buôn bán trở lại. “Tôi như không tin vào mắt mình, vì bệnh nhân như trẻ lại, da dẻ hồng hào, giảm khoảng 6kg; cho bệnh nhân xét nghiệm thì các chỉ số như: men gan, mỡ trong máu… trở về gần như bình thường”, bác sĩ Tân Khoa kể.

Theo bác sĩ Khoa, các thuốc chữa bệnh gan còn giảm béo chủ yếu do chườm muối nóng. Thực tế, tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM đã áp dụng cách chườm nóng muối để giảm đau, hỗ trợ điều trị giảm béo, nhất là béo bụng từ nhiều năm nay, cho hàng ngàn bệnh nhân, mà bệnh nhân nói trên là một điển hình.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Làm sao để hết ho mà ko can dùng thuốc

Viêm họng, đau, ngứa cổ họng gây khó chịu, số người bị viêm họng thường tăng trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Thay vì sử dụng kháng sinh để giảm đau họng, có một số biện pháp giúp giảm đau họng một cách tự nhiên như nước muối, mật ong, chanh, cam thảo...

Nước muỗi loãng

Điều trị viêm họng tại nhà bằng nước muối pha loãng
Marcia Degelman - tác giả cuốn Lý giải sức khỏe và là nhà trị liệu tại Trung tâm y tế ĐH California - cho biết muối có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nghiên cứu cũng cho thấy súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm trùng, theo báo Tuổi trẻ. Nếu bị ngứa hoặc đau họng, hãy pha 1 muỗng cà phê muối vào 1/2 chén nước ấm và súc miệng trong 30 giây.

Sử dụng nước muối sinh lý hay dùng muối trắng pha loãng để súc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau sáng sớm ngủ dậy. Không chỉ khi bị đau họng mà hàng ngày, nên áp dụng phương pháp này để làm sạch răng miệng, khử mùi hôi và phòng chống đau họng.

Trà chanh mật ong

Mật ong có tác dụng vô cùng lớn với sức khỏe. Nhờ có tác dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ cổ họng tốt hơn.  Chanh là chất làm se, có tác dụng giúp màng nhầy cổ họng co lại, do đó món trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng. Pha một tách trà nóng, cho 1 thìa café mật ong, ½ quả chanh tươi vắt nước vào và uống nóng sẽ nâng cao độ kháng khuẩn, giúp họng dịu lại, bớt khô.

Phở gà

Một nghiên cứu của Nhật Bản phát hiện trong thịt gà có chứa một acid amin làm tan chất nhầy trong phổi, giúp người bệnh ho ra đàm nhanh hơn và khắc phục một nguyên nhân rất lớn của chứng đau cổ họng: chảy nước mũi xuống họng.

Phở gà hoạt động như chất chống viêm giúp chống viêm họng

Phở gà hoạt động như chất chống viêm giúp chống viêm họng
Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Trung tâm y tế ĐH Nebraska cũng chứng minh rằng phở gà thật sự có thể giúp chống lại một loại virút bằng cách hoạt động như một chất chống viêm. Sự kết hợp của các loại rau, thịt gà và nước dùng giúp cho món phở có tác dụng trên.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien

http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg

Tỏi

Chất allicin- một kháng sinh rất mạnh chứa trong tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus. Theo đó, Degelman cho biết, ngậm 1 vài tép tỏi sống hàng ngày từ 5-7 phút để có sát khuẩn và giảm đau họng và tránh bị nhiễm trùng.

Rễ cam thảo

Trong đông y, rễ cam thảo được dùng để điều trị viêm họng, viêm loét và nhiễm virút trong nhiều thế kỷ, và nó đạt hiệu quả tốt nhất khi được pha với nước và súc miệng. Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân súc miệng bằng nước rễ cam thảo ít bị đau họng sau phẫu thuật hơn so với những người chỉ uống nước. Có thể sử dụng rễ cam thảo dưới dạng bột hoặc chất chiết xuất, pha với nước và súc miệng.

Hạt sen dược liệu rẻ tiền từ thiên nhiên

Hạt sen một trong những dược liệu tự nhiên có nhiều công dụng được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn. Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa bệnh, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ và còn được biết đến với một sản phẩm từ thiên nhiên có tác dụng chống lão hóa, loại bỏ các tế bào chết…

Dưới đây là những công dụng của hạt sen mà ít ai biết và có thể khám phá được hết công dụng của nó.

Chữa mất ngủ

Hạt sen là một vị thuốc quý giúp bồi dưỡng cơ thể và chữa các bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược. Các món ăn chế biến từ hạt sen có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và an thần, giúp giấc ngủ ngon hơn. Nhiều bà bầu thường khó ngủ, tình trạng này kéo dài khiến cơ thế mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẹ cũng như em bé. Vì thế, các bà bầu nên ăn hạt sen để có giấc ngủ ngon hơn.

Bà bầu ăn sinh con thông minh

Hạt sen với bà bầu có vai trò quan trọng, không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết như protit, lipit, gluxit, canxi, photpho, sắt,…mà còn giàu các vitamin B1, B2, PP, C...Với thành phần dinh dưỡng phong phú đó, hạt sen là nguồn thực phẩm dùng để chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt cho các bà bầu. Các bà bầu nên ăn hạt sen thường xuyên để vừa đẹp và khỏe, vừa giúp các bé phát triển tốt và thông minh từ trong bụng mẹ.

Cải thiện vòng 1 sau sinh

Sau khi sinh và cai sữa cho con, một vấn đề mà các bà mẹ hết sức buồn phiền là tình trạng chảy xệ khó coi của vòng một. Cũng có những mẹ cai sữa xong thì vòng một gần như biến mất. Vì vậy các bà bầu nên ăn hạt sen để giúp cải thiện vòng 1 căng tròn và săn chắc hơn.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg

Trẻ em tiêu chảy kéo dài, gầy yếu kém ăn

Hạt sen sấy khô, gạo tẻ rang vàng, hai thứ liều lượng bằng nhau khoảng 150-200g tán bột, mỗi ngày cho ăn 6-8g vào lúc đói.

Chữa đau đầu

Trong hạt sen có chứa nhiều nhiều vitamin B và vitamin C. Do đó, hạt sen được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu. Để chữa đau đầu, người ta thường dùng hạt sen kết hợp với một số vị thuốc hoặc nguyên liệu khác để tăng dược tính. Bài thuốc này có tác dụng điều trị đau đầu mất ngủ hiệu quả. Có thể kể đến các vị như long nhãn, đậu đen, đậu xanh, ngải cứu, nhân trần, thục quy…

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Dược liệu thiên nhiên trị liệu mụn như thế nào ?

Trị mụn hiệu quả với Dầu dừa
Dầu dừa được cho là một trong những thứ dầu dưỡng giúp bạn điều trị sẹo do mụn để lại. Loại dầu thiên nhiên rẻ tiền, an toàn này không chỉ bảo vệ cơ thể dưới ánh nắng mà nó còn giúp hàn gắn, chữa trị nhiều vấn đề về da, trong đó có sẹo do mụn để lại.

Chất béo trong dầu dừa giúp chống oxi hóa và các tía có hại trong môi trường sống. Dầu dừa giúp bảo vệ da dưới ánh nắng, ngăn tình trạng sẹo bị đậm màu do tia tử ngoại đẩy mạnh quá trình sản sinh hắc sắc tố.

Chính bởi vậy, việc dùng dầu dừa mỗi ngày sẽ khiến làn da hậu điều trị mụn trở nên mềm mại và rạng rỡ hơn rất nhiều.

Trị mụn hiệu quả với Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt cũng là một trong những món quà trị sẹo mà thiên nhiên dành tặng cho bạn. Nước ép cà rốt rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là giàu kali. Thứ dưỡng chất này ngăn ngừa tình trạng da khô, tróc nẻ, điều trị các thương tổn trên da, ngăn ngừa các bệnh viêm da. Đồng thời vitamin A có rất nhiều trong cà rốt giúp da nhanh tái tạo.

Đồng thời sử dụng nước ép cà rốt mỗi ngày cũng là cách tuyệt vời để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bổ sung dưỡng chất từ bên trong sẽ giúp da của bạn sớm hồi phục hơn.

Trị mụn hiệu quả với Muối biển
Muối biển giúp tẩy tế bào chết trên da, kích thích tế bào mới sản sinh. Ngâm cơ thể trong muối biển ấm không chỉ giúp bạn giải tỏa mọi căng thẳng mà còn khiến thải độc tố, khử khuẩn, kích thích tuần hoàn máu, giúp da nhanh tái tạo.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Bạn nên mỗi tuần 2 lần pha một bồn tắm nước ấm với muối biển, sau đó ngâm người trong đó 40 phút. Bạn sẽ thấy hiệu quả sớm thôi!

Trị mụn hiệu quả với Vitamin E
Bạn cũng không thể quên vitamin E. Đây là một trong những thứ dưỡng chất giúp trị sẹo sau mụn hiệu quả. Vitamin E kích thích sự sản sinh thêm collagen dưới da và củng cố liên kết collagen. Các sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần bóp hoặc trích dung dịch từ viên nang vitamin E và lấy dầu đó bôi lên mặt. Lưu ý, chỉ nên dùng vitamin E cho da có sẹo mụn, không được dùng cho da đang bị mụn.

Lô hội cũng giúp bạn điều trị mụn hiệu quả. Đồng thời nó cũng là lựa chọn hoàn hảo để bạn đối phó với chứng viêm da. Bạn chỉ cần lấy phần gel bên trong lá lô hội và thoa lên mặt để làn da ẩm mịn, sáng khỏe và vết thâm do mụn để lại mờ dần.

3 loại dược liệu thiên nhiên xanh tóc đỏ da

Cách khắc phục hiện tượng này trên thị trường có nhiều loại kem dưỡng tóc có thể đem lại hiệu quả nhanh. Bên cạnh đó, một số dược liệu tự nhiên cũng có thể giúp các tín đồ có được mái tóc chắc khỏe không kém.

1. Cây lô hội

Cây lô hội có chứa thành phần enzym proteolitic cùng với keratolic có tác dụng loại bỏ tế bào chết và đánh sạch bã nhờn giúp nang tóc khô thoáng. Do vậy, sử dụng nước ép từ cây lô hội để uống hoặc mát xa đầu có thể giúp sợi tóc phát triển tốt hơn.

Cách sử dụng

- Cách 1: Ép cây lô hội thành nước và uống trước bữa ăn 30 phút

- Cách 2: Sử dụng nước cây lô hội để mát xa lên da đầu rồi gội sạch với loại dầu gội nhẹ

2. Dầu jojoba

Dầu jojoba được nhiều người biết đến vì tác dụng làm đẹp da và tóc bởi chúng cung cấp cho mái tóc một lượng lớn vitamin E và chất chống oxy hóa.

Những thành phần tự nhiên có trong dầu jojoba giúp da đầu được làm sạch do tuyến bã nhờn gây ra, từ đó giải thoát nang tóc khỏi bị tắc nghẽn. Vì vậy, sử dụng dầu jojoba cũng là cách để điều trị hiện tượng gãy rụng và đem lại sự sáng bóng cho mái tóc.

Cách sử dụng

Mát xa một ít dầu jojoba lên mái tóc, sau đó dùng một chiếc mũ trùm lên và ngủ qua đêm. Sáng hôm sau gội lại với một loại dầu gội nhẹ.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
3. Dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều thành phần axit lauric, capric có khả năng kháng khuẩn tự nhiên giúp da đầu sạch sẽ và khỏe mạnh. Nang tóc từ đó cũng được giải phóng khỏi sự tác động tiêu cực của tuyến bã nhờn

Đồng thời sự dồi dào nguồn vitamin E cũng là thành phần hoạt động như một chất chống oxy hóa và giữ ẩm tốt. Bởi vậy, sử dụng dầu dừa để chăm sóc tóc cũng có thể đem lại sự mềm mại và bóng mượt.

Cách sử dụng

Làm nóng dầu dừa sau đó mát xa lên da đầu và sợi tóc. Để dầu dừa lưu trên sợi tóc khoảng 6 8 giờ rồi gội sạch mái tóc với một loại dầu gội nhẹ

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Tác hại của lá sen như thế nào ?

ThS. BS. Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm bộ môn Đông dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Bác sĩ Hằng cho biết,trong y học lá sen có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, có tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết. Lá sen được sử dụng làm dược liệu phải là lá màu lục, còn nguyên lá, không bị sâu, không có vết thủng. Đông y sử dụng lá sen làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, chữa sốt, miệng khô khát.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Trong đông y, lá sen được xác định là tính mát, bình, không động nhưng nếu dùng quá liều hoặc tùy tiện thì nó cũng có thể trở thành chất gây hại cơ thể. Bệnh nhân ngộ độc vì dùng lá sen có thể gặp các triệu chứng như: tê môi, lưỡi và niêm mạc miệng, nôn nao, hoảng hốt, da xanh xao, chân tay lạnh, vã mồ hôi, co giật, mạch nhỏ yếu, khó bắt, tim đập chậm, không đều, rối loạn tim mạch, tụt huyết áp… Ngoài ra, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, chân tay lạnh, đi tiểu nhiều.

Do vậy, theo khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với sản phẩm chức năng được bào chế từ lá sen, chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, tránh tùy tiện và luôn cảnh giác bởi nguy cơ dị ứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Trước khi đi khám bệnh hoặc mua thuốc phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thực phẩm chức năng nào bạn đang dùng hoặc có ý định dùng nó để chữa bệnh.

Lá sen có công dụng gì ?

- Chống mất nước: Đối với những người bị tiêu chảy vừa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước. Lấy lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày.

- Trị máu hôi sau khi sinh: Lá sen sao thơm (hay lá sen khô) 20-30 g, tán nhỏ, uống với nước, hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống một lần trong ngày.

- Chứng mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30 g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống, có tác dụng còn lớn hơn tim sen.

- Chữa sốt xuất huyết : Lá sen 40 g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40 g, rau má 30 g, hạt mã đề 20 g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60 g.

- Chảy máu cam, tiêu chảy ra máu : Lá sen 40 g để sống, rau má 12 g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
- Ho, nôn ra máu : Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30 g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20 g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.

- Chữa đau mắt : Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10 g), cúc hoa vàng 4 g, sắc uống còn chữa cao huyết áp.

- Trị mụn nhọt: Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.

- Ngăn ngừa béo phì : Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen.

Ngoài ra, lá sen đem hãm nước sôi, uống thay trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Đậu đen dược liệy chữa rất nhiều bệnh

Đậu đen là loại cây được trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh phía Bắc nước ta. Do thành phần có nhiều chất bổ như glucid 53%, protein 24%, lipid 1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C; giàu acid amin: lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin; Các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe…nên đậu đen được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến các thực phẩm bồi dưỡng sức khỏe và cũng là một loại dược liệu rất phổ biến trong y học cổ truyền.

Theo YHCT, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.
Một số cách dùng đậu đen làm thuốc:
- Trị đau bụng dữ dội: đậu đen 50g (sao hơi cháy), sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống.
- Trị trúng phong: 300g đậu đen, sao cháy, ngâm rượu 1 ngày, uống.
- Trị tiểu đường: đậu đen, thiên hoa phấn đồng lượng, sắc uống, ngày 1 thang. Uống nhiều thang.
Để chữa bệnh, YHCT còn chế đậu đen thành các vị thuốc chuyên dụng như đậu quyển (semen praeparatus vignae) và đậu xị.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Đậu quyển là hạt đậu đen nảy mầm; khi mầm nhú lên và hơi cuộn lại (quyển), đem phơi khô, bảo quản trong lọ kín, tránh mốc mọt. Đậu quyển có vị ngọt, tính bình, vào kinh can, tỳ, vị với công năng thanh nhiệt giải thử, lợi thấp, thanh giải biểu tà. Đậu quyển dùng trị các chứng bệnh sau:
- Trúng thử (say nắng, say nóng): người choáng ngất, bất tỉnh hoặc thấp tà còn ở biểu, gây sưng đau toàn thân, khó thở hoặc cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, đau đầu, hoa mắt; Có thể dùng riêng 20g đậu quyển sắc uống hoặc phối hợp với hoắc hương, bán hạ, trúc diệp, hoạt thạch mỗi vị 12g; uất kim, ý dĩ mỗi vị 8g; hạnh nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
- Trị gân cơ co rút, gối đau nhức, nóng dạ dày, táo bón: đậu quyển 500g, váng sữa bò hoặc sữa dê 30g, trộn đều, nghiền thành bột mịn, uống với nước ấm trước bữa ăn.

Dược liệu quý chưa được sử dụng đúng tầm

Một thời gian dài người ta đã không hiểu hết tác dụng của loại hoạt chất có trong củ nghệ vàng, đến những năm cuối của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của sinh học phân tử, curcumin bỗng gây sự chú ý đặc biệt, được dự báo sẽ trở thành “thần dược” bởi khả năng chống ôxy hóa mạnh, tiêu diệt được các gốc tự do và các men gây ung thư trong tế bào.

Niềm vui 15 năm trước, và…
Ngày đó tôi còn là phóng viên của một tờ nhật báo, một hôm nhận được điện thoại của Viện trưởng Viện Hóa hợp chất thiên nhiên (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), GS.TS. Hoàng Văn Phiệt, tôi đã xuống trụ sở Viện tại Nghĩa Đô (Hà Nội) gặp TS. Phạm Đình Tỵ, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chiết xuất hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng (curcuma longa L). Qua câu chuyện với các nhà khoa học ở đây, tôi thấy mình có may mắn được sớm tiếp cận với một công trình nghiên cứu ý nghĩa thực tiễn cao, mở ra một triển vọng lớn trong việc chữa các bệnh hiểm nghèo.

Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Thế giới có khoảng 15 loài nghệ khác nhau, thì ở Việt Nam đã tìm được 14 loài và hoạt chất curcumin có trong nghệ vàng với hàm lượng khoảng 0,3%. Và mặc dù curcumin được Vogel tìm ra từ năm 1842, phải 100 năm sau một phòng thí nghiệm ở Đức lần đầu tiên mới tách chiết được nó. Ngày nay việc tách chiết curcumin bằng phương pháp sắc ký đã trở nên quen thuộc, ở nước ta phòng thí nghiệm Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học tự nhiên) do GS. Phan Tống Sơn đứng đầu, đã tách chiết thành công curcumin từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Nhưng chiết xuất curcumin trên quy mô công nghiệp thì hoàn toàn không dễ dàng.

Nhóm của TS.Tỵ ngày đó đã tách chiết thành công curcumin trên một dây chuyền công nghiệp, độ tinh khiết sản phẩm đạt 92-95%, cao hơn mức do Tổ chức Y tế Thế giới yêu cầu; kiểm tra độ an toàn và hiệu lực sản phẩm được xác định là không có độc tính. Vậy là vào năm 1997, lần đầu tiên ở Việt Nam sản xuất được curcumin trên quy mô công nghiệp. Điều này còn được khẳng định trong Hội nghị hóa học toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào tháng 8/1998. Thời đó internet chưa phát triển như bây giờ, thông tin còn hạn chế, cũng không thấy nói ở đâu trên thế giới chiết xuất curcumin vượt khỏi khuôn khổ phòng thí nghiệm.

Tháng 4/1999 báo Mỹ đưa tin: Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà khoa học gốc Phi Mohamed vừa thành công trong việc chiết curcumin từ củ nghệ vàng ở quy mô công nghiệp. Vậy thì theo mốc trên, Việt Nam đã đi trước Hoa Kỳ khoảng 1 năm. Tháng 10/2000, tại Dhaka (Bangladesh) diễn ra Hội nghị khoa học châu Á lần thứ X về cây thuốc (ASOMPS X), đã chính thức mời TS. Phạm Đình Tỵ tham dự với tư cách người có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển cây thuốc chữa bệnh.

TS. Phạm Đình Tỵ được đào tạo chuyên ngành hóa phân tích tại CHDC Đức (cũ), luận văn tiến sĩ của ông thực hiện tại Viện Hàn lâm khoa học, với đề tài về nghiên cứu hóa sinh cây thuốc dân tộc, đã tìm ra 5 loại chất mới trong loài cây thuốc phổ biến ở Việt Nam là ngũ gia bì. Về nước, ông đảm nhiệm Trưởng phòng Hoạt chất sinh học, Viện Hóa hợp chất thiên nhiên. Ngay từ đầu ông quan tâm nhiều đến củ nghệ, trong các bài thuốc dân gian được dùng chữa bệnh viêm loét dạ dày, viêm đường tiết niệu, trị vết thương… Điều được cho là “kỳ diệu” trong chữa bệnh ung thư là hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có khả năng hủy diệt từng bước (Apoptosis) các tế bào ác, ngăn chặn sự hình thành tế bào nhiễm bệnh mới, mà không làm ảnh hưởng các tế bào lành bên cạnh. Đây là đặc tính nổi trội so với các chất chống ung thư khác như: taxol, taxotere, vinblastin, cisplatin…

Ngày đó TS. Phạm Đình Tỵ và cộng sự chọn đề tài chiết xuất curcumin từ nghệ vàng quy mô công nghiệp là hết sức táo bạo, bởi trước đó đã có người làm nhưng không thành công và cũng không có nhiều thông tin của thế giới để tham khảo. Nhưng rồi sau 4 năm miệt mài và sáng tạo, họ đã có được thành công ngoài mong đợi. Nhóm của ông gồm 5 người, có 2 tiến sĩ, các thiết bị hầu hết là tự tạo (trị giá cả dây chuyền lúc đó khoảng 15 triệu đồng). Sau khi công bố kết quả nghiên cứu, rất nhiều tờ báo trong nước đã đồng loạt đưa tin và người ta hy vọng sẽ sớm được triển khai ứng dụng trong sản xuất và đời sống, chứ không chung số phận như nhiều đề tài khác, báo cáo, tổng kết, trao bằng khen xong lại… cất vào tủ.