Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Đậu đen dược liệy chữa rất nhiều bệnh

Đậu đen là loại cây được trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh phía Bắc nước ta. Do thành phần có nhiều chất bổ như glucid 53%, protein 24%, lipid 1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C; giàu acid amin: lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin; Các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe…nên đậu đen được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến các thực phẩm bồi dưỡng sức khỏe và cũng là một loại dược liệu rất phổ biến trong y học cổ truyền.

Theo YHCT, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.
Một số cách dùng đậu đen làm thuốc:
- Trị đau bụng dữ dội: đậu đen 50g (sao hơi cháy), sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống.
- Trị trúng phong: 300g đậu đen, sao cháy, ngâm rượu 1 ngày, uống.
- Trị tiểu đường: đậu đen, thiên hoa phấn đồng lượng, sắc uống, ngày 1 thang. Uống nhiều thang.
Để chữa bệnh, YHCT còn chế đậu đen thành các vị thuốc chuyên dụng như đậu quyển (semen praeparatus vignae) và đậu xị.
Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Đậu quyển là hạt đậu đen nảy mầm; khi mầm nhú lên và hơi cuộn lại (quyển), đem phơi khô, bảo quản trong lọ kín, tránh mốc mọt. Đậu quyển có vị ngọt, tính bình, vào kinh can, tỳ, vị với công năng thanh nhiệt giải thử, lợi thấp, thanh giải biểu tà. Đậu quyển dùng trị các chứng bệnh sau:
- Trúng thử (say nắng, say nóng): người choáng ngất, bất tỉnh hoặc thấp tà còn ở biểu, gây sưng đau toàn thân, khó thở hoặc cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, đau đầu, hoa mắt; Có thể dùng riêng 20g đậu quyển sắc uống hoặc phối hợp với hoắc hương, bán hạ, trúc diệp, hoạt thạch mỗi vị 12g; uất kim, ý dĩ mỗi vị 8g; hạnh nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
- Trị gân cơ co rút, gối đau nhức, nóng dạ dày, táo bón: đậu quyển 500g, váng sữa bò hoặc sữa dê 30g, trộn đều, nghiền thành bột mịn, uống với nước ấm trước bữa ăn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét