Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Dược liệu quý chưa được sử dụng đúng tầm

Một thời gian dài người ta đã không hiểu hết tác dụng của loại hoạt chất có trong củ nghệ vàng, đến những năm cuối của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của sinh học phân tử, curcumin bỗng gây sự chú ý đặc biệt, được dự báo sẽ trở thành “thần dược” bởi khả năng chống ôxy hóa mạnh, tiêu diệt được các gốc tự do và các men gây ung thư trong tế bào.

Niềm vui 15 năm trước, và…
Ngày đó tôi còn là phóng viên của một tờ nhật báo, một hôm nhận được điện thoại của Viện trưởng Viện Hóa hợp chất thiên nhiên (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), GS.TS. Hoàng Văn Phiệt, tôi đã xuống trụ sở Viện tại Nghĩa Đô (Hà Nội) gặp TS. Phạm Đình Tỵ, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chiết xuất hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng (curcuma longa L). Qua câu chuyện với các nhà khoa học ở đây, tôi thấy mình có may mắn được sớm tiếp cận với một công trình nghiên cứu ý nghĩa thực tiễn cao, mở ra một triển vọng lớn trong việc chữa các bệnh hiểm nghèo.

Xem thêm: duoc lieu tu nhien
http://duoclieutunhien.com/wp-content/uploads/2014/04/xao-tam-phan-xat-lat-1.jpg
Thế giới có khoảng 15 loài nghệ khác nhau, thì ở Việt Nam đã tìm được 14 loài và hoạt chất curcumin có trong nghệ vàng với hàm lượng khoảng 0,3%. Và mặc dù curcumin được Vogel tìm ra từ năm 1842, phải 100 năm sau một phòng thí nghiệm ở Đức lần đầu tiên mới tách chiết được nó. Ngày nay việc tách chiết curcumin bằng phương pháp sắc ký đã trở nên quen thuộc, ở nước ta phòng thí nghiệm Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học tự nhiên) do GS. Phan Tống Sơn đứng đầu, đã tách chiết thành công curcumin từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Nhưng chiết xuất curcumin trên quy mô công nghiệp thì hoàn toàn không dễ dàng.

Nhóm của TS.Tỵ ngày đó đã tách chiết thành công curcumin trên một dây chuyền công nghiệp, độ tinh khiết sản phẩm đạt 92-95%, cao hơn mức do Tổ chức Y tế Thế giới yêu cầu; kiểm tra độ an toàn và hiệu lực sản phẩm được xác định là không có độc tính. Vậy là vào năm 1997, lần đầu tiên ở Việt Nam sản xuất được curcumin trên quy mô công nghiệp. Điều này còn được khẳng định trong Hội nghị hóa học toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào tháng 8/1998. Thời đó internet chưa phát triển như bây giờ, thông tin còn hạn chế, cũng không thấy nói ở đâu trên thế giới chiết xuất curcumin vượt khỏi khuôn khổ phòng thí nghiệm.

Tháng 4/1999 báo Mỹ đưa tin: Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà khoa học gốc Phi Mohamed vừa thành công trong việc chiết curcumin từ củ nghệ vàng ở quy mô công nghiệp. Vậy thì theo mốc trên, Việt Nam đã đi trước Hoa Kỳ khoảng 1 năm. Tháng 10/2000, tại Dhaka (Bangladesh) diễn ra Hội nghị khoa học châu Á lần thứ X về cây thuốc (ASOMPS X), đã chính thức mời TS. Phạm Đình Tỵ tham dự với tư cách người có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển cây thuốc chữa bệnh.

TS. Phạm Đình Tỵ được đào tạo chuyên ngành hóa phân tích tại CHDC Đức (cũ), luận văn tiến sĩ của ông thực hiện tại Viện Hàn lâm khoa học, với đề tài về nghiên cứu hóa sinh cây thuốc dân tộc, đã tìm ra 5 loại chất mới trong loài cây thuốc phổ biến ở Việt Nam là ngũ gia bì. Về nước, ông đảm nhiệm Trưởng phòng Hoạt chất sinh học, Viện Hóa hợp chất thiên nhiên. Ngay từ đầu ông quan tâm nhiều đến củ nghệ, trong các bài thuốc dân gian được dùng chữa bệnh viêm loét dạ dày, viêm đường tiết niệu, trị vết thương… Điều được cho là “kỳ diệu” trong chữa bệnh ung thư là hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có khả năng hủy diệt từng bước (Apoptosis) các tế bào ác, ngăn chặn sự hình thành tế bào nhiễm bệnh mới, mà không làm ảnh hưởng các tế bào lành bên cạnh. Đây là đặc tính nổi trội so với các chất chống ung thư khác như: taxol, taxotere, vinblastin, cisplatin…

Ngày đó TS. Phạm Đình Tỵ và cộng sự chọn đề tài chiết xuất curcumin từ nghệ vàng quy mô công nghiệp là hết sức táo bạo, bởi trước đó đã có người làm nhưng không thành công và cũng không có nhiều thông tin của thế giới để tham khảo. Nhưng rồi sau 4 năm miệt mài và sáng tạo, họ đã có được thành công ngoài mong đợi. Nhóm của ông gồm 5 người, có 2 tiến sĩ, các thiết bị hầu hết là tự tạo (trị giá cả dây chuyền lúc đó khoảng 15 triệu đồng). Sau khi công bố kết quả nghiên cứu, rất nhiều tờ báo trong nước đã đồng loạt đưa tin và người ta hy vọng sẽ sớm được triển khai ứng dụng trong sản xuất và đời sống, chứ không chung số phận như nhiều đề tài khác, báo cáo, tổng kết, trao bằng khen xong lại… cất vào tủ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét