Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Ung thư gan và lời khuyên của thầy thuốc

Ung thư gan hiện đang là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nước ta cũng như trên thế giới, chuyên gia khuyên làm gì để phòng ung thư gan?

Vì sao ung thư gan khó phát hiện?
Ung thư gan sớm thường không có triệu chứng, khi có cảm giác nặng, đau hoặc tự sờ thấy khối vùng hạ sườn phải, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, buồn nôn và nôn, vàng da, vàng mắt, phân nhạt màu, nước tiểu đậm màu…thì ung thư đã di căn xa
Phương pháp xác định bệnh?
Xét nghiệm máu. Không có xét nghiệm tầm soát đáng tin cậy và chính xác cho bệnh ung thư gan. Xét nghiệm sinh hóa sử dụng rộng rãi nhất là αFP (alpha-fetoprotein), αFP tăng gặp ở cả bệnh nhân viêm gan cấp và mạn tính (tăng mức độ nhẹ hoặc vừa). αFP tăng cao (trên 500ng/ml) rất gợi ý cho một ung thư gan, độ nhạy của αFP cho ung thư gan là khoảng 60%, do đó một αFP bình thường không loại trừ ung thư gan.
Chẩn đoán hình ảnh. Nghiên cứu hình ảnh siêu âm, CT scan, MRI đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư gan, giúp cung cấp thông tin về kích thước khối u, số lượng các khối u, sự xâm lấn và lan rộng của ung thư.
Sinh thiết gan hoặc hút tế bào. Thực hiện sinh thiết kim dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT scan, nguy cơ hay gặp nhất của phương pháp này là chảy máu do ung thư gan là khối u rất giàu mạch máu. Trong một số trường hợp ung thư gan, mô ung thư rất giống mô gan lành dưới kính hiển vi. Đôi khi có thể nhầm lẫn ung thư gan và ung thư tuyến trong gan. Các tiến bộ trong hóa mô miễn dịch có thể giúp phân biệt các trường hợp này.
Hút tế bào an toàn hơn sinh thiết do ít nguy cơ chảy máu, tuy nhiên, mẫu bệnh phẩm thu được bằng hút là khó khăn hơn
Lời khuyên của chuyên gia:
Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B là phương pháp hiệu quả nhất để dự phòng ung thư gan, giúp bảo vệ được trên 90% trẻ em và người lớn. Đối với virut viêm gan C – một tác nhân gây nên bệnh ung thư gan, vì hiện giờ chưa có vắc-xin dự phòng nên việc phòng tránh virut viêm gan C rất cần được quan tâm:
Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn là một trong những chất ảnh hưởng đến gan nhiều nhất.
Cẩn thận với các loại thuốc có hại cho gan vì thế bạn cần nhớ không tự ý dùng thuốc bừa bãi mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Mọi chất mà bạn hấp thụ qua đường ăn uống, hít thở, thậm chí là thuốc ngoài da đều có thể khiến gan bị tổn thương dẫn đến UT gan; nên bạn cần tránh xa các chất độc hại hoặc ở trong môi trường ô nhiễm.
Quan hệ tình dục lành mạnh hoặc có bảo vệ, không sử dụng chung bơm kim tiêm, nếu truyền máu nên yêu cầu sàng lọc HBV và HCV để tránh lây nhiễm; Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời bệnh ung thư gan và nhiều căn bệnh khác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét