Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Vì sao các loại thuốc chữa ung thư không mang lại hiệu quả cao?

Tại sao mãi cho tới nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư? Các loại thuốc hiện nay dường như không mang lại hiệu quả
Bạn có biết, trải qua rất nhiều nghiên cứu, con người đang tiến gần tới việc chữa khỏi hoàn toàn ung thư, các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu. Các loại thuốc hiện nay dường như không có nhiều tác dụng, tại sao vậy? Phải chăng tế bào ung thư có một sức mạnh không thể tiêu diệt?
Lý do chính ở đây là các loại thuốc được sử dụng không thể thâm nhập vào môi trường có áp suất cao của các khối u rắn.
Một phân tử lớn, xuất hiện một cách tự nhiên được gọi là acid hyaluronic chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc tạo áp lực gel lỏng cao trong các khối u. Trong một thí nghiệm với chuột ung thư tuyến tụy, các nhà khoa học đã sử dụng một loại enzyme tác động lên loại acid trên qua đó làm giảm áp suất trong các khối u và cho phép hệ thống mạch máu tái phân phối, làm tăng hiệu quả phân phối thuốc.
Các nhà khoa học cho biết gel lỏng tạo ra một cơ chế chính của sự kháng thuốc trong bệnh ung thư tuyến tụy. Tương tự như vậy, áp lực cao do gel lỏng có thể có mặt trong nhiều loại khối u rắn khác, vì vậy sẽ rất có ích khi nhìn vào sự cải thiện của khả năng phân phối thuốc trong các thí nghiệm.
Các phương pháp thông thường bị giới hạn vì chỉ đo lường chất lỏng chảy tự do,bỏ qua phần chất lỏng chứa trong các khoang không di động. Chẳng hạn, một loại polysaccharide lớn được gọi là acid hyaluronic có khả năng hút một lượng lớn nước, tạo thành một chất lỏng giống như gel ở các khớp và hầu hết các bộ phận của cơ thể. Do đó, Hingorani và nhóm của ông nghi ngờ rằng chính lượng nước này đã gây tăng áp lực trong các khối u.
Để kiểm tra ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một dụng cụ gọi là một bộ chuyển đổi áp lực ống thông áp điện để thu thập cả dịch tự do và bất động trong các khối u. Các nhà nghiên cứu đã đưa một đầu dò có chứa một cảm biến áp thông qua một cây kim, vào các khối u ở chuột ung thư tuyến tụy. Để so sánh, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành đo bằng cách sử dụng kỹ thuật cổ điển wick-in-needle.
Đáng nói là các số đo của áp suất chất lỏng dùng đầu dò áp lực ống thông áp điện cao hơn nhiều so với kết quả của kỹ thuật wick-in-needle. Hơn nữa, áp lực chất lỏng cao đo bằng đầu dò áp lực ống thông tương quan với mức độ cao của acid hyaluronic trong một loạt các khối u.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu điều trị cho lũ chuột bằng một loại enzyme gọi là hyaluronidase, phá hủy axit hyaluronic. Liệu pháp này loại bỏ các vùng dịch bất động và cho phép các mạch máu đã bị phá hủy dưới áp lực cao có thể tân tạo lại. Chính vì mạch máu bị phá hủy gây trở ngại lớn đến phân phối thuốc, kết quả cho thấy rằng điều trị hyaluronidase hứa hẹn cho việc cải thiện điều trị bệnh nhân ung thư kháng thuốc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét